(Vinanet) Indonesia là đối tác quan trọng và tin cậy của Việt Nam trong khu vực ASEAN, kim ngạch thương mại giữa hai nước hàng năm không ngừng tăng trưởng. Theo mục tiêu đề ra, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Indonesia sẽ vượt mốc 5 tỷ USD trước năm 2015 và đạt 10 tỷ USD vào năm 2018.

Kim ngạch xuất khẩu nhập khẩu giữa Việt Nam và Indonesia năm 2012 đạt 4,87 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất sang Indonesia 2,59 tỷ và nhập khẩu lại 2,27 tỷ. Theo thống kê, trong 11 tháng đầu năm 2013 Việt Nam đã xuất sang Indonesia 2,19 tỷ USD và nhập về 2,11 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu 11 tháng tăng trưởng nhẹ 1,76% so với cùng kỳ.

Điện thoại và linh kiện là nhóm hàng xuất khẩu sang Indonesia đạt kim ngạch cao nhất trong 11 tháng qua, với 591,93 triệu USD, chiếm 27,02% tổng kim ngạch; đứng thứ 2 là nhóm sắt thép 290,35 triệu USD, chiếm 13,26%; tiếp đến nguyên liệu dệt may, da giày 91,14 triệu USD, chiếm 4,16%; phương tiện vận tải phụ tùng 88,9 triệu USD, chiếm 3,91%; gạo 85,72 triệu USD, chiếm 3,66%.

Nhìn chung, đa số các nhóm hàng xuất khẩu sang thị trường Indonesia 11 tháng đầu năm 2013 đều tăng trưởng dương về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó đặc biệt chú ý là nhóm hàng xăng dầu tuy kim ngạch không lớn lắm 37,06 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ thì đạt mức tăng trưởng rất mạnh, tới 2.680%; bên cạnh đó là một số nhóm hàng cũng đạt mức tăng mạnh như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (+257,62%); điện thoại các loại và linh kiện (+105,12%);  hoá chất (+81,63%); dây điện và dây cáp điện (+79,54%). Ngược lại, mặt hàng gạo, cà phê, thủy sản xuất khẩu sang Indonesia sụt giảm mạnh với mức giảm lần lượt là 78,12%, 74,29% và 58,4% so với cùng kỳ.

Thống kê Hải quan về xuất khẩu sang Indonesia 11 tháng năm 2013. ĐVT: USD

 
Mặt hàng
 
T11/2013
 
11T/2013
 T11/2013 so với T11/2012(%)
11T/2013 so với cùng kỳ(%)
Tổng kim ngạch
241.274.680
2.190.357.310
-20,58
+1,76
Điện thoại các loại và linh kiện
97.448.932
591.929.576
+255,81
+105,12

Sắt thép các loại

35.213.558
290.354.593
+36,48
+10,99

Nguyên phụ liệu dệt may da giày

7.240.639
91.136.709
*
*

Phương tiện vận tải và phụ tùng

6.289.197
88.896.564
-15,98
+25,84
Gạo
10.654.910
85.715.617
-92,98
-78,12

Hàng dệt may

6.854.106
80.124.421
+7,61
+14,16

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

8.157.838
76.245.266
-10,46
+24,70

Xơ sợi dệt các loại

3.119.410
71.949.696
-50,24
+14,95
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
7.506.528
71.597.504
+140,63
+257,62

Chất dẻo nguyên liệu

1.232.313
65.553.416
*
*

sản phẩm từ chất dẻo

5.623.621
63.608.259
+8,59
-4,77

sản phẩm hoá chất

5.883.812
62.063.928
+24,01
+41,62

Xăng dầu

3.610.330
37.056.915
+2370,66
+2679,55

Cao su

1.967.309
24.159.902
+28,64
+5,33

Cà phê

359.209
23.551.746
-89,26
-74,29
sản phẩm từ sắt thép
3.356.730
21.358.280
+114,44
+27,96

Dây điện và dây cáp điện

1.731.194
19.671.026
+71,60
+79,54

Giày dép các loại

1.949.107
19.255.953
+30,71
+24,98

Hàng rau quả

528.535
17.810.922
-44,67
-26,00

Gíây và các sản phẩm từ giấy

1.471.740
16.761.332
+5,77
+26,99
Kim loại thường khác và sản phẩm
392.925
13.176.615
*
*
Chè
456.120
11.872.993
-70,86
-13,28

Sản phẩm gốm sứ

973.959
8.884.081
+5,04
-13,75
sản phẩm từ cao su
669.929
8.816.059
-62,94
+6,74

Hoá chất

812.922
4.536.671
+444,85
+81,63

Than đá

0
4.003.885
*
-56,86

Hàng thuỷ sản

462.840
3.752.927
-14,71
-58,40

Bánh kẹo và các sản phẩm ngũ cốc

357.851
2.541.878
*
*

Quặng và khoáng sản khác

85.320
2.101.336
-75,28
-68,83

Hạt tiêu

0
719.560
*
-5,52

Nông nghiệp là lĩnh vực mà các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội khai thác tại Indonesia, vì Indonesia có dân số lớn thứ 4 sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ đang là nền kinh tế lớn thứ 16 trên thế giới và mục tiêu đến 2015 sẽ vào Top 10 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tăng trưởng về kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ đến tiêu dùng trong nước. Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần nghiên cứu mở rộng thị phần tại thị trường này, một số sản phẩm chế biến thực phẩm có thể phát triển tốt ở Indonesia do khẩu vị của người Indonesia cũng tương đồng với khẩu vị người Việt. Để tăng xuất khẩu sang thị trường Indonesia, các doanh nghiệp xuất khẩu cần tìm ra được các điểm ngách của thị trường để thâm nhập.

Một số mặt hàng có tiềm năng tại Indonesia gồm trái cây tươi, nước ép trái cây, rau đã sơ chế, thực phẩm đồ ăn nhẹ, gia vị, hải sản, thịt gia cầm…(Đặc biệt là hồi tháng 9 vừa qua, Chính phủ Indopnesia đã bãi bỏ quy định về hạn ngạch nhập khẩu đối với 38 loại sản phẩm rau củ quả để ổn định giá của các loại mặt hàng này, nên trái cây và rau củ có nhiều cơ hội vào thị trường Indonesia hơn)

Khi xuất khẩu sang Indonesia nên lưu ý:

-         Nhìn chung cơ sở hạ tầng tại Indonesia còn yếu, hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện và kém minh bạch, các quy định nhập khẩu tương đối phức tạp nên khi xuất khẩu vào nước này đòi hỏi mối quan hệ chặt chẽ với một đại lý địa phương. Tuy nhiên, hệ thống siêu thị đã phát triển, đưa được hàng vào siêu thị sẽ có cơ hội thành công lớn trên thị trường này.

-         Người dân có xu hướng mua hàng với số lượng ít, bao gói nhỏ.

-         Giá sản phẩm nhập khẩu thường tương đối cao hơn so với sản phẩm sản xuất trong nước do đó các giá trị gia tăng cần được lưu ý

-         Các mặt hàng thực phẩm có nguồn gốc động vật yêu cầu có chứng nhận HALAL

Thủy Chung
Nguồn: Vinanet/Hải quan

Nguồn: Vinanet