(VINANET)-Theo số liệu thống kê, trong năm 2013 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 13,65 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong năm 2013, 5 mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn sang thị trường Nhật Bản là: Hàng dệt may; dầu thô; phương tiện vận tải và phụ tùng; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; hàng thủy sản đều đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên. Trong đó dệt may tiếp tục là mặt hàng đạt kim ngạch cao nhất với 2,32 tỷ USD, tăng 17,93% so với năm trước, chiếm 17% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Nhật Bản trong năm 2013.

Một số mặt hàng khác cũng có mức tăng trưởng khá trong năm 2013 gồm: Gỗ và sản phấm gỗ tăng 22,4%, trị giá đạt 819,9 triệu USD; giày dép các loại tăng 18,5%, đạt trị giá 389,3 triệu USD; túi xách, ví, vali, mũ và ô dù tăng 33,1%, đạt trị giá 235,3 triệu USD; thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh tăng 37,1%; sản phẩm mây, tre, cói và thảm tăng 15,1%; xơ, sợi dệt các loại tăng 38,27%; hạt tiêu tăng 25,24%.

Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường Nhật cũng như việc xuất khẩu hàng hóa của nước ta được hưởng nhiều lợi thế ưu đãi về thuế quan và có lợi thế cạnh tranh hơn các nước khác, đặc biệt là các mặt hàng về nông sản, dệt may, thủy sản được miễn thuế.

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam sang Nhật Bản liên tục tăng nhưng đa số các mặt hàng của Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản: Gỗ và sản phẩm gỗ chiếm khoảng 3%, cao su khoảng 1,6%, rau quả chỉ chiếm khoảng 1%... Điều này cho thấy, Việt Nam còn có nhiều cơ hội tăng thị phần tại Nhật Bản.

Nhật Bản có yêu cầu rất lớn về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, thậm chí có những yêu cầu còn lớn hơn châu Âu. Khi xuất khẩu vào thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã từng vấp phải những rào cản thương mại về chất lượng hàng hóa, ví dụ như tôm xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi dư lượng kháng sinh.

Tuy Nhật Bản rất chú ý đến các yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng khi hàng hóa đã đảm bảo được vấn đề này, hàng hóa của Việt Nam sẽ vào Nhật Bản dễ dàng và đây thực sự là thị trường màu mỡ cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Hiện người tiêu dùng Nhật Bản đang chuyển sang tiêu thụ thủy sản có giá rẻ hơn, nhưng vẫn rất chú trọng chất lượng cao, độ tươi, có lợi cho sức khỏe và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Do vậy, điều quan trọng ở thị trường Nhật mà các doanh nghiệp cần phải lưu ý là phải xây dựng lòng tin về chất lượng sản phẩm, uy tín trong thực hiện hợp đồng. Bởi chỉ cần một lần bất tin là doanh nghiệp Việt có nguy cơ mất đối tác kinh doanh. Còn khi đã tạo được lòng tin, thị trường Nhật Bản sẽ mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần tìm các nhà cung ứng Nhật Bản bởi chính họ là những nhà phân phối trực tiếp và có uy tín rất cao cho hàng hóa của Việt Nam tại thị trường này.

 Số liệu của Tổng cục hải quan về xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản năm 2013
Mặt hàng
Năm 2012
Năm 2013

Năm 2013 so với cùng kỳ (%)

 
Lượng (tấn)
Trị giá (USD
Lượng (tấn)
Trị giá (USD
Lượng
Trị giá
Tổng
 
13.064.523.504
 
13.651.498.837
 
+4,49
Hàng dệt may
 
1.974.613.746
 
2.328.583.772
 
+17,93
Dầu thô
2.789.232
252.536.1351
2.429.012
2.088.434.439
-12.91
-17,3
Phương tiện vận tải và phụ tùng
 
1.690.201.178
 
1.858.132.054
 
+9,94

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

 
122.998.1013
 
1.212.901.009
 
-1,39
Hàng thủy sản
 
108.3867.204
 
1.115.589.142
 
+2,93
Gỗ và sp gỗ
 
669.539.437
 
819.992.526
 
+22,47
Sản phẩm từ chất dẻo
 
362.235.385
 
424.350.150
 
+17,15
Giày dép các loại
 
328.339.202
 
389.300.798
 
+18,57

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

 
33.7865.780
 
316.490.630
 
-6,33
Hóa chất
 
158.884.619
 
248.209.346
 
+56,22
Tuí xách, ví, vali, mũ và ôdù
 
176.785.254
 
235.363.747
 
+33,14
Dây điện và dây cáp điện
 
181.888.903
 
189.832.848
 
+4,37
Sp từ sắt thép
 
154.606.711
 
182.317.274
 
+17,92
Cà phê
76.605
171.232.658
78.121
167.606.715
+1,98
-2,12
Than đá
1.047.974
164.425.538
1.246.186
160.661.369
+18,91
-2,29
Sản phẩm hóa chất
 
143.184.953
 
133.791.306
 
-6,56
Kim loại thường khác và sản phẩm
 
97.527.018
 
97.925.606
 
+0,41
Sản phẩm gốm sứ
 
73.919.341
 
79.567.758
 
+7,64

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

 
56.890.690
 
78.043.027
 
+37,18
Giấy và các sp từ gi
 
 
 
 
 
 
ấy
 
81.978.426
 
77.275.058
 
-5,74
Sản phẩm từ cao su
 
56.848.345
 
61.922.407
 
+8,93
Hàng rau quả
 
54.648.632
 
61.222.992
 
+12,03
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm
 
40.984.929
 
44.309.540
 
+8,11
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm
 
34.448.682
 
39.650.336
 
+15,1
Xơ, sợi dệt các loại
3226
25.998.579
4.421
35.948.168
+37,04
+38,27

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

 
28.920.595
 
33.270.502
 
+15,04

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

 
62.391.890
 
32.447.557
 
-47,99
Cao su
9.712
32.645.227
9.812
26.751.694
+1,03
-18,05
Quặng và khoáng sản khác
29.870
29.986.799
44.858
22.232.188
+50,18
-25,86
Điện thoại các loại và linh kiện
 
81.417.014
 
20.020.935
 
-75,41
Hạt tiêu
1.512
13.486.693
2.095
16.890.405
+38,56
+25,24
Chất dẻo nguyên liệu
6.839
16.987.907
7.303
14.091.657
+6,78
-17,05
Hạt điều
1.359
8.851.224
1.657
9.609.102
+21,93
+8,56
Sắt thép các loại
4.666
6.732.811
4.586
6.369.664
-1,71
-5,39
Sắn và các sản phẩm từ sắn
11.581
3.934.907
8.905
4.375.002
-23,11
+11,18
Xăng dầu các loại
30.588
31.181.439
650
646.700
-97,87
-97,93
 
T.Nga
Nguồn: Vinanet/Hải quan

Nguồn: Vinanet