Với mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt khoảng 126,1 tỷ USD , tăng 10% so với năm 2012; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu ở mức 8 %. Dự báo,  xuất khẩu năm 2013 có thể sẽ gặp khó khăn và nhiều thách thức hơn năm 2012 do nền kinh tế thế giới có nhiều biến động.

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2012 cùng với những nỗ lực nhằm khai thác tối đa năng lực của các ngành hàng xuất khẩu chủ lực đã được khẳng định trên thị trường thế giới, xuất khẩu năm 2013 vẫn hy vọng những kết quả lớn.

Điểm sáng xuất khẩu

Năm 2012, mặc dù kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng hoạt động xuất khẩu của nước ta vẫn đạt kết quả khá, tăng trưởng cả về quy mô xuất khẩu và tốc độ tăng so với năm trước. Theo Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2012 đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011, vượt chỉ tiêu đề ra (tăng 13%). Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước chiếm tỷ trọng 36,9%, đạt 42,3 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng thấp, chỉ tăng 1,3% so với năm 2011. Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 63,1% đạt khoảng 72,3 tỷ USD, tăng 31,2%. Nếu như năm 2007 Việt Nam nhập siêu với tỷ lệ 29,1%, năm 2008 tỷ lệ 28,8%, năm 2009 tỷ lệ 22,5%, năm 2010 tỷ lệ 17,5%, năm 2011 tỷ lệ 10,1% so với kim ngạch xuất khẩu thì năm 2012 Việt Nam đã xuất siêu khoảng 284 triệu USD.

Để đạt được kết quả trên trong thời điểm kinh tế có nhiều khó khăn, Bộ Công Thương đã phối hợp cùng với các hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp tạo thuận lợi để thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn, khuyến khích sản xuất các mặt hàng có lợi thế trong các lĩnh vực nông nghiệp; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ tiêu thụ với một số ngành hàng nông sản, thủy sản có chất lượng hàng hóa lớn như gạo, thủy sản. Bộ thường xuyên chỉ đạo các cơ quan Thương vụ Việt Nam tại các nước phối hợp với các cơ quan liên quan hỗ trợ doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường xuất khẩu sang thị trường mới, giải quyết tranh chấp, cảnh báo rủi ro hàng rào kỹ thuật ở thị trường sở tại giúp doanh nghiệp yên tâm khi kinh doanh tại thị trường sở tại; đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp tận dụng các lợi thế FTA để mở rộng thị trường xuất khẩu.

Theo các chuyên gia kinh tế, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua đã có sự chuyển đổi tích cực, như tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu chế biến, giảm xuất khẩu hàng thô, thị trường được đa dạng hóa, vai trò của khu vực tư nhân và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) ngày càng lớn. Tuy nhiên, xuất khẩu tăng trưởng cao nhưng chưa bền vững, quy mô xuất khẩu còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu do khối các doanh nghiệp FDI sản xuất và là những mặt hàng dựa vào nguồn lao động rẻ và gia công hơn là những mặt hàng có hàm lượng khoa học - kỹ thuật cao. Việt Nam mới chỉ tận dụng dược lợi thế so sánh sẵn có để phát triển xuất khẩu mà chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh để phát triển những mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao và giá trị gia tăng lớn. Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng thấp, chưa thực sự tham gia chuỗi sản xuất và lưu thông sản phẩm của các tập đoàn đa quốc gia trong khu vực và thế giới. Chỉ số giá xuất khẩu giảm 0,54% so với năm 2011.

Thị trường xuất khẩu cũng chưa có nhiều chuyển dịch tích cực, chủ yếu vẫn là những thị trường truyền thống như Mỹ , Nhật Bản, EU..., trong khi chưa tận dụng được nhiều ưu đãi từ các hiệp định thương mại với đối tác, đồng thời lại gặp phải nhiều rào cản kỹ thuật. Tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường mới như Trung Đông, châu Phi, Tây Nam Á, Mỹ Latinh còn nhỏ và hiện chưa có giải pháp mang tính đột phá để thực sự tận dụng được cơ hội xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng này .

Theo Bộ công thương, nhập khẩu và xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI tăng mạnh hơn nhiều so với nhập khẩu của doanh nghiệp trong nước, cụ thể nhập khẩu của khối nước ngoài tăng 23,5%, còn khối trong nước giảm 6,7%, xuất khẩu của khối nước ngoài tăng 31,2%, khối trong nước tăng 1,3%. Điều này cho thấy sự suy giảm sản xuất của khối các doanh nghiệp trong nước trong bối cảnh kinh tế gặp khó khăn. Tỷ lệ nhập khẩu lớn về nguyên, nhiên liệu, nhất là nguyên liệu gia công sản xuất các ngành như dệt - may, giầy dép, linh kiện điện tử... thể hiện tính gia công trong ngành còn lớn, phụ thuộc nhiều vào thị trường cung cấp ở nước ngoài, làm cho nền kinh tế gặp bất lợi mỗi khi giá cả thế giới biến động tăng, làm tăng chi phí sản xuất trong nước, giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu.

Các doanh nghiệp FDI chủ yếu hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến, là những ngành có khối lượng xuất khẩu lớn, giá trị xuất khẩu lớn. Trong khi đó, khó khăn mà doanh nghiệp trong nước gặp phải là những mặt hàng xuất khẩu lớn thường rơi vào những mặt hàng nông, lâm, thuỷ hải sản. Đó là những mặt hàng gần như chỉ xuất khẩu thô, khối lượng xuất khẩu lớn nhưng trị giá nhỏ. Chẳng hạn như gạo đã vươn lên vị trí số 1, xuất khẩu về lượng tăng 3% nhưng giá giảm hơn 5%. Điều đó cho thấy, doanh nghiệp nội vẫn còn yếu kém cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng cũng như trình độ công nghệ trong các ngành chế tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Dù kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao và Việt Nam lần đầu tiên xuất siêu nhưng đây có thể lại là khó khăn cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong năm tới. Khi thị trường khó khăn, giá xuất khẩu không còn là lợi thế, các mặt hàng xuất siêu chủ yếu rơi vào khu vực doanh nghiệp FDI, trong thời gian tới, rất cần những biện pháp mang tính đột phá của Bộ Công Thương để giúp doanh nghiệp khơi thông, mở rộng thị trường xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho các mặt hàng.

Vượt khó, ổn định xuất khẩu

Năm 2013, Bộ Công Thương đã đề ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt khoảng 126,1 tỷ USD , tăng 10% so với năm 2012 ; t ỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu ở mức 8 %. Bộ Công Thương nhận định: hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2013 có thể sẽ gặp khó khăn và thách thức hơn năm 2012 do nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, khó lường. Nợ công cao và thâm hụt ngân sách ở châu Âu chưa được giải quyết triệt để, vừa tiềm ẩn rủi ro tác động xấu đến sự phát triển khu vực và thế giới. Đối với n hóm hàng nông, thủy sản , đây là nhóm hàng có lợi thế và năng lực cạnh tranh dài hạn nhưng giá trị gia tăng còn thấp . Theo Bộ Công Thương , trong thời gian tới , các đơn vị sẽ tập trung n âng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng để tăng giá trị và kim ngạch xuất khẩu nông sản; chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu hướng mạnh vào chế biến sâu, phát triển xuất khẩu sản phẩm có chất lượng cao, sản phẩm sinh thái có giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh và có thương hiệu mạnh. Đối với nhóm hàng này d ự kiến đạt kim ngạch năm 2013 sẽ khoảng 21,8 tỷ USD, tăng 3,8% so với năm 2012 và chiếm tỷ trọng 17,3% (tỷ trọng giảm 1% so với năm 2012).

Nhóm hàng khoáng sản là nhóm hàng có lợi thế về tài nguyên nhưng bị giới hạn nguồn cung. Mục tiêu là giảm khối lượng xuất khẩu khoáng sản thô, chuyển dần sang xuất khẩu sản phẩm chế biến, tận dụng các cơ hội thuận lợi về thị trường và giá cả để tăng giá trị xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản; d ự kiến đạt kim ngạch 12,2 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm 2012 và chiếm tỷ trọng 9,7% (giảm 0,6%). Đối với n hóm hàng công nghiệp chế biến có tiềm năng phát triển và thị trường thế giới có nhu cầu. Mục tiêu là phát triển công nghiệp phụ trợ, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu, từng bước tạo tiền đề chuyển sang xuất khẩu trực tiếp, nâng cao khả năng canh tranh của sản phẩm, không ngừng ứng dụng các thiết bị khoa học mới, hiện đại hoá để từng bước nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, x uất khẩu nhóm hàng này trong năm 2013 sẽ khó giữ được mức tăng trưởng cao như năm 2012 do một số mặt hàng chủ lực như điện tử, điện thoại di động (đóng góp phần lớn mức tăng trưởng trong năm 2012) đã có mức tăng cao trong 2 năm vừa qua, trong khi đó quy mô sản xuất chưa được mở rộng. D ự kiến kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này đạt 83 tỷ USD, tăng 12,2% so với năm 2012 và chiếm tỷ trọng 66% (tỷ trọng tăng 1,5%).

Để đạt được mục tiêu trên, Bộ Công Thương đã đề ra giải pháp cho năm 2013 là sẽ tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại; tiếp tục có giải pháp hỗ trợ phù hợp đối với các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, có lợi thế, có thị trường và có khả năng cạnh tranh... đồng thời có các giải pháp linh hoạt nhằm tranh thủ cơ hội tăng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng, thị trường các nước có chung đường biên giới. Đồng thời, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác dự báo thị trường, thường xuyên cập nhật, phổ biến kịp thời thông tin về thị trường thế giới, nhất là những thị trường và mặt hàng xuất khẩu trọng điểm, những thay đổi về chính sách, việc áp dụng các biện pháp bảo hộ của nước ngoài; có các giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thương vụ; đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại và củng cố, mở rộng hoạt động của các cơ quan xúc tiến thương mại tại nước ngoài; tăng cường hoạt động quảng bá và bảo hộ thương hiệu xuất khẩu của Việt Nam tại nước ngoài; cảnh báo sớm nguy cơ hàng xuất khẩu của Việt Nam bị kiện chống phá giá, chống trợ cấp, tự vệ để chủ động đối phó, ngăn chặn. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện nghiêm túc cơ chế, chính sách kiểm soát chất lượng hàng xuất khẩu; kiểm soát chặt chẽ vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường đối với hàng hoá nhập khẩu.

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam