Tiếp đà tăng trưởng từ tháng 9, nay sang tháng 10 xuất khẩu mặt hàng quặng và khoảng sản tăng cả về lượng và trị giá, tăng lần lượt 11,3% và tăng 20,7%, nâng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này 10 tháng đầu năm lên 183,5 triệu USD, với 1,7 triệu tấn, tăng 141,86% về lượng và tăng 9,18% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012.

Trung Quốc – vẫn là thị trường chính nhập khẩu quặng và khoáng sản của Việt Nam, chiếm 85,1%, với trên 1,5 triệu tấn, trị giá 123,6 triệu USD, tăng 173,24% về lượng và tăng 42,62% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Thị trường đứng thứ hai sau Trung Quốc là Nhật Bản với 39 nghìn tấn, trị giá 18,9 triệu USD, tăng 42,18% về lượng nhưng giảm 23,17% về trị giá so với 10 tháng 2012. Đặc biệt, xuất khẩu quặng và khoáng sản sang thị trường Đài Loan, tuy chỉ xuất 38,2 nghìn tấn, nhưng tốc độ tăng trưởng ở thị trường này lại tăng trưởng mạnh, tăng 5.177,21% so với cùng kỳ, đạt kim ngạch 1,1 triệu USD.

Ngoài hai thị trường kể trên, Việt Nam còn xuất khẩu quặng và khoáng sản sang các thị trường khác như Nhật bản, Malaixia, Hàn Quốc, Indonesia, Ấn Độ với lượng xuất đạt lần lượt 39 nghìn tấn, 21,6 nghìn, 16,3 nghìn tấn, 6,4 nghìn tấn và 644 tấn.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường xuất khẩu quặng và khoáng sản 10 tháng 2013 – ĐVT: USD

Thị trường
10T/2013
10T/2012
Tốc độ +/ (%)
lượng (tấn)
trị giá (USD)
lượng (tấn)
trị giá (USD)
lượng
trị giá
Tổng KN
1.789.105
183.550.258
739.737
168.114.833
141,86
9,18
Trung Quốc
1.522.937
123.625.787
556.994
86.678.927
173,42
42,62
Nhật Bản
39.096
18.985.628
27.497
24.712.099
42,18
-23,17
Đài Loan
38.207
1.178.469
724
1.283.020
5.177,21
-8,15
Malaixia
21.609
6.077.373
13.006
4.819.573
66,15
26,10
Hàn Quốc
16.353
2.981.059
41.429
8.390.832
-60,53
-64,47

Indonesia

6.402
2.016.016
32.911
6.395.807
-80,55
-68,48
Ân Độ
644
354.540
1.159
1.135.400
-44,43
-68,77

Trong buổi tọa đàm trực tuyến “Khai thác tài nguyên khoáng sản: Minh bạch và hiệu quả”, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng cho biết, việc cho phép xuất khẩu khoáng sản chỉ là giải pháp tình thế. Về lâu dài phải thực hiện theo Thông tư 41.

Từ đầu năm 2013 đến nay, sau văn bản cho phép xuất khẩu một số loại khoáng sản của Bộ Công thương thì những tranh luận giữa việc “làm thất thoát tài nguyên quốc gia” hay “giúp doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho” vẫn không ngừng diễn ra.

Lý giải về việc doanh nghiệp khoáng sản đang tồn kho nhiều, Vụ tưởng vụ Công nghiệp nặng Bộ Công Thương cho biết, có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là khủng hoảng kinh tế, khó khăn về chính sách. Nguyên nhân chủ quan là công nghệ.

Theo đó, các đối tác nước ngoài của các DN khoáng sản không đồng ý chuyển giao công nghệ nếu không cho phép họ khai thác và kinh doanh. Trong khi đó trình độ công nghệ chế biến sâu của Việt Nam hiện chưa cao khiến cho tiến độ đầu tư các DA chế biến sâu khoáng sản diễn ra rất chậm. Và điều này dẫn đến tồn kho khoáng sản cao.

Về việc cấp phép xuất khẩu quặng thô, Bộ Công thương không cấp phép xuất khẩu khoáng sản thô bởi vì theo Luật thương mại, khoáng sản là mặt hàng không hạn chế xuất khẩu.

Như vậy, Bộ Công thương chỉ ban hành điều kiện và tiêu chuẩn mặt hàng xuất khẩu. DN nào đáp ứng được điều kiện thì được cấp phép. Không chỉ có vậy, theo Thông tư 08 trước đây và Thông tư 41 vừa qua thì tất cả các loại khoáng sản đủ điều kiện xuất khẩu ít nhất là phải đã qua chế biến. Chính phủ cũng như Bộ đều xác định khoáng sản không có nhiều nên phải ưu tiên cho DN trong nước chế biến sâu để tạo giá trị cao hơn.

Một thực tế là khoáng sản chế biến sâu có giá trị cao hơn nhưng chưa chắc đã hiệu quả hơn. Vẫn là vấn đề công nghệ lạc hậu và quy mô lò luyện không đủ khiến cho “càng làm ra càng lỗ”. Bài toán hiệu quả được đặt ra ở đây là “DN thu được cái gì và nhà nước thu được cái gì”.

“Vì thế, trong thời gian vừa qua, để hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô và tăng nguồn thu cho nhà nước, Bộ Công thương đã đề xuất tăng thuế xuất khẩu khoáng sản lên mức 30-40%.”.

Nguồn: Vinanet