(VINANET) Xuất khẩu thủy sản trong tháng đầu năm 2014 đạt 583,59 triệu USD, giảm 11,9% so với tháng 12/2013 và tăng tới 22,2% so với tháng 01/2013.

Thị trường xuất khẩu thủy sản của nước ta rất phong phú, trong đó Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất tiêu thụ thủy sản Việt Nam, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tháng 1 đạt 155,66 triệu USD, tăng 96,6% so với tháng 1/2013; sang EU đạt 96,5 triệu USD, tăng 11,8%; sang Nhật Bản đạt 87,3 triệu USD, tăng 22,1%; sang Hàn Quốc đạt 48 triệu USD, tăng 30,9% so với tháng 01/2013. Tổng giá trị thuỷ sản xuất khẩu sang 4 thị trường này chiếm 66,4% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước.

So với tháng 12/2013 thì xuất khẩu thủy sản tháng 1 này sang hầu khắp các thị trường đều bị sụt giảm; trong đó xuất khẩu sang một số thị trường chủ yếu bị sụt giảm như: xuất sang Nhật Bản giảm 15,71%, đạt 87,34 triệu USD; sang Hàn Quốc giảm 27,53%, đạt 48,04 triệu USD; sang Trung Quốc giảm 51,81%, đạt 19,29 triệu USD. Tuy nhiên, xuất khẩu sang thị trường hàng đầu là Hoa Kỳ vẫn đạt được mức tăng trưởng dương 14,87% về kim ngạch, đạt 155,66 triệu USD và xuất sang Australia tăng 7,64%, đạt 19,58 triệu USD.

Thống kê Hải quan về xuất khẩu thủy sản tháng 1/2014. ĐVT: USD
Thị trường
T1/2014
T12/2013
 T1/2014 so với T12/2013(%)
Tổng kim ngạch
583.593.160
662.447.589
-11,90
Hoa Kỳ
155.663.788
135.518.309
+14,87
Nhật Bản
87.336.490
103.611.852
-15,71
Hàn Quốc
48.042.357
66.294.367
-27,53
Australia
19.584.782
18.195.012
+7,64
Trung Quốc
19.292.971
40.035.457
-51,81
Đức
16.819.817
20.465.459
-17,81
Canada
15.739.778
18.986.947
-17,10
Braxin
15.228.297
15.890.502
-4,17
Thái Lan
14.372.377
11.404.171
+26,03
Hà Lan
13.613.820
12.163.651
+11,92
Tây Ban Nha
12.893.288
11.285.390
+14,25
Bỉ
10.998.364
11.868.572
-7,33
Nga
10.484.542
18.765.648
-44,13
Pháp
10.074.950
10.675.306
-5,62
Hồng Kông
9.461.722
13.822.648
-31,55
Italia
9.187.502
9.951.785
-7,68
Anh
8.991.763
12.008.367
-25,12
Mexico
8.860.066
12.570.094
-29,51
Singapore
7.778.649
10.958.809
-29,02
Đài Loan
7.107.096
13.332.817
-46,69
Colômbia
6.441.782
6.530.151
-1,35
Thuỵ Sĩ
5.502.642
5.559.116
-1,02
Ai Cập
5.056.539
5.322.676
-5,00
Malaysia
4.410.916
6.956.986
-36,60
Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
4.125.554
5.033.758
-18,04
Ả Rập Xê út
3.744.956
4.006.309
-6,52
Israel
3.473.157
2.910.400
+19,34
Philippines
3.165.204
3.331.857
-5,00
Pakistan
3.060.203
3.696.399
-17,21
Bồ Đào Nha
2.064.200
7.392.432
-72,08
Đan Mạch
2.044.461
3.252.863
-37,15
Ucraina
1.787.698
1.782.026
+0,32
Ba Lan
1.748.898
1.201.977
+45,50
Thuỵ Điển
1.503.965
1.153.224
+30,41
Ấn Độ
1.484.761
2.497.487
-40,55
Cô Oét
1.439.527
1.201.183
+19,84
NewZealand
1.257.689
1.660.468
-24,26
I rắc
1.138.090
1.257.082
-9,47
Rumani
1.027.391
564.641
+81,95
Campuchia
975.311
1.030.085
-5,32
Hy Lạp
916.883
808.129
+13,46
Thổ Nhĩ Kỳ
594.663
247.049
+140,71
Indonesia
356.868
160.081
+122,93
Brunei
176.346
136.397
+29,29
Séc
92.864
68.054
+36,46

Theo dự báo của VASEP, năm 2014, kim ngạch xuất khẩu thủy sản có thể đạt 6,9 tỉ USD, tăng 13% so với năm 2013. Trong đó tôm xuất khẩu đạt 3 tỉ USD; cá tra 1,6 tỉ USD và hải sản khoảng 2,2 tỉ USD.

Dự báo năm 2014 tôm vẫn là thế mạnh và thuận lợi của ngành Thủy sản, đặc biệt sẽ có sự bùng phát về nuôi và XK tôm chân trắng, sau khi đạt được những kết quả tích cực vào năm 2013.

Mặt hàng chủ lực thứ hai của thủy sản XK là cá tra có khả năng hồi phục thấp, sản lượng nguyên liệu sẽ giảm mạnh hơn năm 2013, ước đạt khoảng 800.000-850.000 tấn. Dự báo XK cá tra năm 2014 sẽ chỉ ở mức 1,6 tỷ USD, giảm khoảng 5% so với năm 2013.

Các mặt hàng như cá ngừ, mực bạch tuộc và hải sản khác sẽ hồi phục nhẹ; tổng xuất khẩu hải sản ước đạt khoảng 2,2 tỷ USD, tăng so với 2,1 tỷ USD trong năm 2013.

Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam còn vấp phải nhiều khó khăn, các mặt hàng đều sụt giảm trừ xuất khẩu tôm. Các thị trường chính vẫn chưa thực sự thoát khỏi suy thoái, tình trạng thiếu hụt nguyên liệu hải sản cho chế biến cùng với sự sụt giảm chất lượng nguyên liệu xuất khẩu vẫn là thách thức đối với ngành Thủy sản.

Từ thực tế thị trường, VASEP đã đưa ra một số giải pháp cụ thể để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản trong năm 2014, trong đó tập trung tháo gỡ khó khăn cho những mặt hàng có thế mạnh.

Đối với cá tra, cần ban hành quy chế cấp và kiểm soát hạn ngạch sản lượng nuôi cá tra phù hợp với nhu cầu thị trường; có chương trình quốc gia nâng cao chất lượng sản phẩm cá tra philê đông lạnh XK... Đối với tôm, cần quản lý kiểm soát chất lượng theo chuỗi từ con giống, thức ăn nuôi tôm tới sản phẩm chế biến XK nhằm duy trì và cải thiện chất lượng tôm Việt Nam...

Thủy Chung

Nguồn: Vinanet/Hải quan 

Nguồn: Vinanet