Do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, trong nửa đầu năm 2009, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hàn Quốc bị tác động khá nghiêm trọng. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 4,127 tỷ USD, giảm -25,55% so với cùng kỳ 2008. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,014 tỷ USD, giảm -1,4% so với cùng kỳ, và nhập khẩu đạt 3,113 tỷ USD, giảm -31% so với cùng kỳ 2008. Nhập siêu trong nửa đầu năm 2009 chỉ ở mức xấp xỉ 2,1 tỷ USD, chỉ bằng 60,24% so với mức nhập siêu của nửa đầu 2008.

Nhóm mặt hàng xuất khẩu truyền thống và chủ lực của Việt Nam vào Hàn Quốc trong những năm gần đây như thủy sản, cà phê, sắn lát, cao su tự  nhiên, dệt may, giày da, than đá, dầu thô, máy móc thiết bị, linh kiện điện tử, đồ gỗ đồ nội thất… đều có những biến động và phát triển không ổn định qua từng tháng trong nửa đầu năm 2009. Điều này phản ánh sự bất ổn định về nhu cầu của thị trường Hàn Quốc phụ thuộc vào các yếu tố giá cả, cạnh tranh giữa các nước là bạn hàng và nhu cầu tiêu dùng cá nhân, đồng thời cũng phản ánh được năng lực xuất khẩu của các công ty và ngành hàng của Việt Nam trong tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Mặc dầu vậy, mức giảm tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam là thấp nhất (-1,4%) trong 50 nước xuất khẩu lớn nhất vào Hàn Quốc trong nửa đầu 2009 (ngoại trừ 6 nước xuất khẩu dương là Brazil, Nauy, Panama, Ukraina, Trinidad và Tobacco, và Argentina). So hành với xuất khẩu, nhập khẩu 6 tháng đầu năm đã sụt giảm mạnh so với cùng kỳ 2008 ở mức -31%.  

Một số nguyên nhân chính của sự sụt giảm xuất khẩu là sự sụt giảm chung về giá cả, về  nhu cầu đầu tư và tiêu dùng tại cả  thị trường Việt Nam và Hàn Quốc, của các nhóm hàng nguyên liệu, xăng dầu, nhựa, phân bón, oto, máy móc thiết bị cho đầu tư… bên cạnh là sản xuất trong nước tự đáp ứng được một phần nhu cầu đối với sản phẩm xăng dầu và phụ phẩm có sụt giảm tuơng đối mạnh, và sự sụt giảm xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU. Chính điều này đã giúp ta giảm được đáng kể nhập siêu trong nửa đầu 2009 với Hàn Quốc. 

Trong nửa cuối 2009, đã suy giảm kinh tế của nền kinh tế  thế giới có thể sẽ giảm dần và  có thể có những dấu hiệu phục hồi. Kinh tế Hàn Quốc đã có sự phục hồi ổn định mặc dù còn nhiều khó khăn nhất định. Thương mại Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều cơ sở ổn định theo hướng tốc độ xuất khẩu từ Việt Nam cao hơn đáng kể so với tốc độ nhập khẩu từ Hàn Quốc (suy giảm xuất khẩu sẽ giảm dần và có thể có được xuất khẩu dương trong nửa sau 2009. Dự kiến tổng thương mại giữa 2 nước năm 2009 có thể chịu mức suy giảm nhẹ so với 2008 ở mức từ 8,9 – 9,3 tỷ USD (giảm từ -9,5% đến -5,4%), trong đó xuất khẩu từ Việt Nam vào Hàn Quốc có thể duy trì ở mức 2008 hoặc cao hơn chút ít ở mức từ 2,03 – 2,25 tỷ USD.  

15 nhóm mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2009: 

STT

Mã  HS

2 chữ  số

Tên nhóm hàng

Kim ngạch 6 tháng

(triệu USD)

Tăng trưởng so với cùng kỳ 2008

1

27

Dầu khoáng dầu nhẹ

253,56

10%

2

03,16

Thủy hải sản các loại

128,42

- 5,84%

3

60, 61, 62, 63

Hàng may mặc, vải sợi và phụ kiện ngành dệt may các loại

96,18

47,18%

4

85

Máy móc thiết bị  điện tử và linh kiện.

71,35

-17,2%

5

64

Giày dép, ô  dù và phụ kiện

57,54

-11,2%

6

09

Cà phê, chè  và các loại gia vị

39,35

-29%

7

52

Bông và sản phẩm bông

39,26

23,2%

8

55

Sợi nhân tạo

37,43

5,4%

9

94

Đồ nội thất, gia đình

31,56

-17,4%

10

84

Máy móc và sản phẩm cơ khí

23,65

20,8%

11

07

Rau củ quả  chế biến

22,89

24,7%

12

40

Cao su và sản phẩm cao su

18,29

-52,6%

13

44

Gỗ và các sản phẩm từ gồ chế biến

17,71

-25,6%

14

89

Tàu thuyền các loại

12,68

-11,4%

15

42

Các sản phẩm từ  da động vật

11,52

1,0%

 

(TTNN)

Nguồn: Vinanet