GSP được hình thành từ năm 1971, cho phép những nước phát triển cơ hội dành những ưu đãi “phổ cập, không phân biệt đối xử và không dựa trên các nền tảng có đi có lại” cho những nước đang phát triển. Theo quy chế GSP, một khi xuất khẩu của nhóm ngành hàng của một nước chiếm tới 15% tổng giá trị xuất khẩu của nhóm ngành hàng đó đến từ tất cả các nước được hưởng GSP, quốc gia đó được xem đã đạt một mức độ cạnh tranh nhất định, do vậy không cần thiết được hưởng ưu đãi nữa.

Trong khi đó, xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào EU đã chiếm khoảng 19% tổng xuất khẩu giày dép của tất cả các nước hưởng GSP của EU trong giai đoạn từ 2004-2006. Riêng 5 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp giày dép Việt Nam đã tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2007, lên tới 1,75 tỷ USD, chiếm 7,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Tuy nhiên, Adidas và Nike, hai công ty sản xuất giày thể thao hàng đầu, đã phản đối hành động của EU, cho rằng hành động này gây phương hại cho ngành công nghiệp giày dép của Việt Nam, sau vụ áp đặt thuế quan chống nạn bán phá giá đánh vào giày da xuất khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc năm 2006. Các nhà nhập khẩu giày dép châu Âu cũng lên án quyết định này, đồng thời thúc giục các bộ trưởng EU xem xét lại và không nên thông qua. Horst Vidmann, Chủ tịch Liên đoàn Ngành hàng hóa Thể thao châu Âu, cho rằng quyết định này là không thể biện hộ được. Nó gây thiệt hại cho cả ngành giày dép Việt Nam cũng như ngành giày dép hiện đại châu Âu, vốn phụ thuộc vào Việt Nam như một nguồn cung có tính cạnh tranh.

Đại sứ Uỷ ban châu Âu tại Hà Nội Sean Doyle cho biết EU vẫn sẵn sàng dành cho các ngành hàng của Việt Nam, bao gồm cả ngành giày da một hệ thống thuế quan lâu dài và thậm chí rộng rãi hơn trong khuôn khổ đàm phán Khu vực Tự do thương mại EU-ASEAN (FTA) liên quan đến phần đàm phán song phương với Việt Nam.

Ngành công nghiệp giày dép Việt Nam hiện thu hút 500.000 lao động, trong đó 80% là phụ nữ, và xuất khẩu 90% sản lượng với châu Âu là thị trường lớn nhất, mang lại 1,7 tỷ euro năm 2007. Giày dép được xếp thứ 3 trong các ngành xuất khẩu lớn của Việt Nam, chỉ sau có dầu thô và hàng may mặc.

Vụ phó Vụ Châu Âu của Bộ Công thương Việt Nam, cho rằng khó có thể thay đổi quyết định của EU về vụ này nên trước mặt một số công ty trong ngành công nghiệp giáy dép Việt Nam sẽ gặp khó khăn.

Một quan chức thuôc ngành thương mại của Việt Nam cho rằng GPS của EU nên được đổi thành Quy chế Tối huệ quốc, có nghĩa là thuế quan sẽ tăng từ mức 3 tới 5% hiện nay lên 5 tới 10%.

Reuters, AFP

Nguồn: Vinanet