Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) Việt Nam – Chi Lê đã mở cửa cho hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Nam Mỹ. Hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia năm 2011 tăng 43% so với năm 2010. Trong 6 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam sang Chi Lê đạt 74,50 triệu USD, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước.

Số liệu xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào ChiLê tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2012

Mặt hàng

ĐVT

Tháng 6/2012

6Tháng/2012

 

 

Lượng

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá (USD)

Tổng

 

 

17.374.332

 

74.505.145

Giày dép các loại

USD

 

5.975.205

 

29.512.327

Hàng dệt may

USD

 

2.451.958

 

12.373.371

Gạo

Tấn

 

 

1900

848.250

Chuyên gia thương mại cho rằng, kim ngạch thương mại giữa hai nước còn thấp. Bởi vì, sự cách trở về địa lý, khác biệt về ngôn ngữ văn hóa. Hiệp định Tự do thương mại (FTA) là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp xúc trực tiếp với thị trường Chi Lê để phát triển thương hiệu. Đặc biêt, Chi Lê sẽ là cửa ngõ để hàng hóa của Việt Nam sang các nước thứ ba tại thị trường Nam Mỹ.

Tiêu chí về xuất xứ hàng hóa của Chi Lê rộng hơn so với một số nước Nam Mỹ. Thị trường Chi Lê là thị trường mở, quan điểm của Chính phủ Chi Lê trong hội nhập là bảo về người tiêu dùng. Đối với hàng dệt may chủng loại phải từ chất lượng từ khá đến tốt. Hàng chất lượng trung bình khó có khả năng cạnh tranh tại thị trường này. Bơỉ vì hàng chất lượng trung bình khó cạnh tranh hàng Trung Quốc. Đối với mặt hàng cá phê, chè ưu tiên hàng đã được chế biết sẵn. Nguyên liệu thô chỉ xuất theo thời vụ và giá thành không cao.

Thị trường Chi Lê nhỏ, dân số khoảng 17 triệu người, hàng hóa Việt Nam tham gia thị trường này như một tiền đề đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nam Mỹ. Một trong những ưu điểm vượt trội của thị trường này là uy tín về thanh toán thương mại. Các doanh nghiệp tham gia thị trường này có thể an tâm cách thức thanh toán.

Chi Lê với 5000 km bờ biển, tiềm năng thủy hải sản khá phong phú, nhu cầu về hàng thủy hải sản không cao. Tuy nhiên, Chi Lê sẽ là thị trường trung gian để thủy sản Việt Nam tham gia thị trường khác tại Nam Mỹ.

Chi Lê là quốc gia đứng đầu về xuất khẩu trái cây. Tuy nhiên do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, dẫn đến sự khác biệt về chủng loại trái cây. Do đó, Chi Lê vẫn là thị trường của loại hàng này.

Nguồn: Vinanet