(VINANET) Hà Lan được coi là cửa ngõ và là nơi thử thách đầu tiên của doanh nghiệp XNK Việt Nam muốn khám phá hay chiếm lĩnh thị trường châu Âu.

Năm 2011, Việt Nam xuất khẩu sang Hà Lan đạt kim ngạch gàn 2,15 tỷ USD. Điều này có được là nhờ sự năng động của ngành công nghiệp dệt may, chế biến thủy sản, hạt điều.. của Việt Nam. Nhìn lại các năm cho thấy XK sang Hà Lan tăng lên qua từng năm. Nếu như năm 2009, tổng kim ngạch XK của Việt Nam sang thị trường Hà Lan đạt 1,33 tỷ USD, thì sau 3 năm , kim gnach này đã tăng thêm 60%, tương ứng với 2,15 tỷ USD, tăng 27,22% so với năm 2010. Tính đến hết tháng 8/2012, kim ngạch này đã tăng 15,89% so với cùng kỳ năm ngoái, với 1,5 tỷ USD, gồm các mặt hàng chính: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, giày dép các loại, điện thoại và linh kiện, hàng dệt may, hạt điều, hàng thủy sản….

Theo Phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu, Bộ Công Thương, những con số này cho thấy nhu cầu của thị trường Hà Lan về hàng hóa Việt Nam ngày càng tăng. Hà Lan thuộc EU (Liên minh châu ÂU) là thành viên của WTO nên có chế độ quản lý NK chủ yếu dựa trên các nguyên tắc của tổ chức này.

Theo nguyên tắc của WTO, các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch tại các nước thuộc Liên minh châu Âu không nhiều, nhưng lại sử dụng khá nhiều biện pháp phi thuế quan. Mặc dù thuế quan của EU thấp hơn so với các cường quốc kinh tế lớn và có xu hướng giảm, nhưng EU vẫn là một thị trường được bảo hộ rất chặt chẽ vì hàng rào phi thuế quan rất nghiêm ngặt.Do vậy, hàng XK của Việt Nam muốn vào được thị trường này phải vượt qua được rào cản kỹ thuật của EU. Rào cản kỹ thuật chính là qui chế NK chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU, được cụ thể hóa ở 5 tiêu chuẩn của sản phẩm: Chất lượng, vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người sử dụng, bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động.

Theo ông Joost Vranken Peeters, Luật sư thành viên, Công ty luật Kneppelhout & Korthals, một công ty luật uy tín của Hà Lan, đối với tiêu chuẩn chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các DN sản xuất hàng XK sang thị trường EU thuộc các nước đang phát triển. Thực tế cho thấy ở các nước đang phát triển tại châu Á và Việt Nam, hàng của những DN có giấy chứng nhận ISO 9000 thâm nhập vào thị trường EU dễ dàng hơn nhiều so với hàng hóa của các DN không có giấy chứng nhận này.

Đối với tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, các công ty chế biến thực phẩm phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh chặt chẽ. Về phương diện này, việc áp dụng HACCP (hệ thống kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm) là rất quan trọng và gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các DN chế biến thủy hải sản của các nước đang phát triển muốn XK sản phẩm vào thị trường EU nói chung và Hà Lan nói riêng.

Không chỉ các mặt hàng nói chung đều đang tăng kim ngạch XK vào Hà Lan, riêng mặt hàng thủy sản đang NK mạnh vào thị trường này do nhu cầu lớn.

Đại sứ Vương quốc Hà Lan tại Hà Nội cho biết, mặc dù Hà Lan là nước NK thủy hải sản tầm trung ở EU, nhưng lại là nước NK quan trọng trong thương mại EU . Hà Lan NK một khối lượng lớn từ các nước đang phát triển và phân phối lại sang các nước EU khác. Hà Lan đặc biệt mạnh trong việc cung cấp các loại cá ướp lạnh, đông lạnh và cá phi lê, cả các loại tôm tươi và đã qua sơ chế. Chính vì vậy, nắm được thị trường Hà Lan, các DN XK thủy sản Việt Nam sẽ nhanh chóng tăng số lượng hàng XK sang EU. Ở sức tiêu thụ quy mô hộ gia đình cũng ngày càng tăng và tăng nhiều về giá trị hơn là về khối lượng. Ở phân khúc này, các sản phẩm cá dạng tươi hoặc dạng cá đông lạnh được ưa chuộng nhất.

Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang Hà Lan 8 tháng 2012

ĐVT: USD

 

KNXK T8/2012

KNXK 8T/2012

KNXK 8T/2011

% +/- KN so cùng kỳ

Tổng kim ngạch

203.236.880

1.578.271.474

1.361.847.133

15,89

máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

39.569.011

294.589.599

175.733.124

67,63

giày dép các loại

20.538.747

213.214.217

224.153.145

-4,88

điện thoại các loại và linh kiện

28.086.643

204.675.723

104.880.468

95,15

hàng dệt, may

18.017.683

160.544.816

154.084.122

4,19

hạt điều

16.437.731

116.275.394

133.708.928

-13,04

Hàng thủy sản

11.117.386

92.238.285

113.097.167

-18,44

máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

10.847.913

71.245.491

51.857.154

37,39

sản phẩm từ chất dẻo

7.693.570

56.346.418

53.851.980

4,63

phương tiện vận tải và phụ tùng

17.163.197

55.476.490

21.067.421

163,33

gỗ và sản phẩm gỗ

4.820.919

42.654.002

38.993.186

9,39

hạt tiêu

3.558.435

41.885.976

36.282.980

15,44

túi xách, ví, vali, mũ và ô dù

2.486.130

31.669.017

23.310.763

35,86

sản phẩm từ sắt thép

5.735.971

28.918.147

21.495.678

34,53

cà phê

2.329.313

24.385.728

53.222.252

-54,18

hàng rau quả

1.345.987

13.983.988

20.448.410

-31,61

cao su

490.441

5.828.996

8.080.065

-27,86

sản phẩm gốm, sứ

283.925

3.503.230

3.228.564

8,51

bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

395.481

2.948.156

2.388.231

23,45

sản phẩm mây, tre, cói và thảm

199.173

2.561.119

4.405.643

-41,87

gạo

418.050

1.882.506

937.678

100,76

sản phẩm hóa chất

289.187

1.336.096

1.758.360

-24,01

sản phẩm từ cao su

136.911

1.284.481

1.236.843

3,85

hóa chất

296.183

1.157.028

3.321.214

-65,16

than đá

 

361.224

 

*

đá quý, kim loại quý và sản phẩm

138.051

167.779

74.670

124,69

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

 

 

4.876.775

*

 

Nguồn: Vinanet