Các nhà sản xuất hàng dệt may và vải vóc tại Thái Lan và Việt Nam cho rằng hành lang kinh tế phía Nam sẽ giúp nâng cao tầm quan trọng của Tiểu vùng sông Mê Kông như là tuyến vận tải sợi vải và hàng dệt may  trong vùng.
 
Theo kết quả một cuộc khảo sát do Tổ chức Ngoại Thương Nhật Bản (JETRO) tiến hành gần đây tại hơn 100 công ty đang sản xuất kinh doanh tại Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma và Xingapo, phần lớn các doanh nghiệp đều nói rằng ngành dệt may trong vùng sẽ phát triển mạnh hơn nếu các nước thúc đẩy việc hình thành một hành lang công nghiệp trong lĩnh vực dệt may qua đề án phân bổ lao động thoả đáng giữa Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Lào, Mianma đang được ghi nhận như là những cơ sở sản xuất hàng dệt may, một số hàng hoá hay sản phẩm thiết yếu khác và chế biến nông- lâm sản.
 
Cuộc khảo sát trên được tiến hành nhằm đánh giá nhu cầu cũng như chiến lược kinh doanh của các công ty tại Nhật Bản và ngoài Nhật Bản, xác định những nội dung cần thiết để thúc đẩy đầu tư và phát triển công nghiệp tại Tiểu vùng sông Mêkông.
 
Hoạt động này là sự kết nối trong và ngoài khu vực sông Mêkôngkhi đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào thị trường  ASEAN, Tiểu vùng sông Mêkông tăng đáng kể tăng trên 6 tỷ USD.
 
Các nhà sản xuất hàng dệt may ở Thái Lan nói hiện họ đã chuyển vải, sợi từ Băng Cốc tới Phnôm pênh qua đường bộ. Trong tương lai có thể bằng đường biển từ Băng Cốc đến Thành phố Hồ Chí Minh rút ngắn thời gian vận chuyển.
Trong khi đó nếu các tuyến đường bộ chạy từ Băng Cốc đến Rănggun được  xây dựng thì có thể một số cơ sở sản xuất  Thái Lan và Việt Nam sẽ được chuyển tới Lào, Campuchia, Mianma.
 
Thái Lan và Việt Nam  hiện là hai cơ sở sản xuất lớn trong khu vực, trong đó khả năng tăng cường xuất khẩu những sản phẩm đượoc chế tạo ở Việt Nam phụ thuộc nhiều vào mức độ tiến triển trong thủ tục và quy chế mua sắm tại địa bàn tại chỗ. Vì vậy hệ thống hạ tầng cơ sở tại Việt Nam cần được cải thiện hơn nữa, nhất là ở khu vực thuộc Hành lang Kinh tế Đông Tây và trục đường Bắc Nam.
 
 

Nguồn: Vinanet