Năm 2008, tăng trưởng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Hồng Kông vẫn đạt mức cao 23,1%, trong đó tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Hồng Kông đạt 34,4% cho dù trong năm có nhiều biến động tác động tiêu cực đến thương mại song phương, như lạm phát gia tăng kéo theo giá hàng hoá tăng mạnh nửa đầu năm 2008, tiếp đó là khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến cho nhu cầu tại các thị trường nước ngoài bị sụt giảm trong khi Hồng Kông chủ yếu nhập khẩu để tái xuất sang nước thứ 3.
Kim ngạch thương mại song phương Hồng Kông – Việt Nam năm 2008
Đơn vị: Triệu USD
 
2007
% tăng 2007/2006
Xếp hạng 2007
Năm 2008
% tăng
2008/2007
Xếp hạng 2008
Tổng xuất khẩu
2.310,13
53,7
20
2.758
+ 19,4
17
Xuất khẩu trong nước
91,28
27,8
22
113
+ 23,6
19
Tái xuất
2.218,85
55,0
20
2.646
+ 19,2
17
Nhập khẩu
742,31
19,6
25
998
+ 34,4
25
(Nhập khẩu để xuất khẩu)
331,28
47,8
32
417
+ 25,9
29
Tổng kim ngạch XNK
3.052,44
43,7
23
3.756
+ 23,1
23
Cán cân
1.567,95
 
 
1.761
 
 
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá hai chiều đạt tỷ lệ cao cho dù xuất nhập khẩu của Hồng Kông vào một số thị trường chủ chốt như Mỹ, Nhật Bản có xu hướng giảm. Trong năm 2008, Việt Nam nhập khẩu 2,758 tỷ USD hàng hoá của Hồng Kông, tăng 19,4 % so với cùng kỳ năm 2007, trong khi Việt Nam xuất khẩu 998 triệu USD hàng hoá của Việt Nam, tăng 34,4 % so với năm 2007. Cũng trong năm 2008, Việt Nam nhập siêu 1,761 tỷ USD từ Hồng Kông. Tuy nhiên, phần lớn hàng hoá mà Việt Nam nhập khẩu từ Hồng Kông tuyệt đại đa số để phục vụ sản xuất của các ngành công nghiệp như dệt may, điện, điện tử…
Một số mặt hàng hải sản như cá basa, tôm cấp đông, hải sản đông lạnh chế biến cũng có nhiều thương nhân hỏi mua hơn mặc dù giá có tăng. Những mặt hàng lợn sữa, lợn choai, hải sản nhập về Hồng Kông, một phần tiêu thụ tại Hồng Kông, một phần tái xuất sang Macao va Trung Quốc.
Kim ngạch 10 mặt hàng chính của Hồng Kông xuất khẩu vào Việt Nam trong 12 tháng năm 2008
Đơn vị: Triệu USD
STT
Tên hàng hoá
2006
2007
2008
% tăng 2008
1
Linh kiện, thiết bị viễn thông
69,885
274,325
431
+ 57,1
2
Các loại sợi len
156,741
216,071
267
+ 23,8
3
Máy móc thiết bị văn phòng
11,823
109,336
177
+ 62,0
4
Đồ uống có cồn
114,423
157,449
168
+ 6,8
5
Các loại sợi bông
86,390
113,956
109
- 4,3
6
Các sản phẩm thịt (tươi, đông lạnh)
139
128,162
88
- 31,4
7
Hoa quả và hạt (không dầu), khô và tươi
90,804
129,186
93
- 27,7
8
Linh kiện thiết bị điện tử dùng trong các mạch điện vòng
28,961
51,475
74
+ 44,3
9
Các vật phẩm chế tạo tổng hợp
42,324
59,378
69
+ 16,1
10
Ôtô khách
61,715
38,336
88
+ 130,4
Trong số 10 mặt hàng nhập khẩu hàng đầu vào Việt Nam, ngoài linh kiện, thiết bị viễn thông, máy móc thiết bị văn phòng, linh kiện điện tử dùng trong mạch vòng, sợi len để phục vụ sản xuất, xuất khẩu vẫn tăng ở mức cao, các loại thịt và hoa quả vẫn đang có tỉ lệ giảm, các loại sợi bông bắt đầu có tỉ lệ giảm. Riêng mặt hàng xe ôtô chở khách có kim ngạch nhập khẩu với tỉ lệ tăng cao và lọt vào 10 mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất, đạt trị giá 88 triệu USD.
Kim ngạch 10 mặt hàng chính của Hồng Kông nhập khẩu từ Việt Nam 12 tháng năm 2008
Đơn vị: Triệu USD
STT
Tên hàng hoá
2006
2007
2008
% tăng 2008
1
Linh kiện, thiết bị viễn thông
100,960
135,383
231
+ 70,5
2
Giầy dép
53,195
75,700
75
- 1,5
3
Các sản phẩm thịt (tươi, đông lạnh)
16,159
32,723
39
+ 19,6
4
Linh kiện thiết bị điện tử dùng trong các mạch điện vòng
33,805
38,557
62
+ 61,3
5
Máy phát điện và phụ tùng
37,569
40,841
37
- 10,1
6
Các loại hải sản (tươi, khô, đông lạnh)
26,622
30,638
32
+3,3
7
Cá, thịt cá (tươi, đông lạnh)
31,149
33,776
31
- 7,1
8
Sản phẩm da
4,038
8,512
35
+ 311,2
9
Các kim loại phi sắt
8,176
17,222
28
+ 60,4
10
Máy móc thiết bị văn phòng
452
30,861
29
- 6,5
Trong năm 2008, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hồng Kông bị sụt giảm so với cùng kỳ năm 2007, như giầy dép (giảm 1,5%), máy phát điện và phụ tùng (giảm 10,1%), cá và thịt cá tươi (giảm 7,1%), máy móc thiết bị văn phòng (giảm 6,5%)… Nguyên nhân là do một số thị trường tái xuất của Hồng Kông cũng bị sụt giảm nhu cầu; đối với nhóm hàng thực phẩm chính quyền Hồng Kông thắt chặt các biện pháp kiểm dịch động thực vật, đã nhiều lần phát hiện dư lượng kháng sinh, nhiễm khuẩn và cảnh báo các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, cũng như tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu.
(TTNN)
 

Nguồn: Vinanet