Dưới đây xin giới thiệu một số lưu ý trong sử dụng các loại hoá chất cho mặt hàng mây tre đan xuất khẩu vào thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ.

1.      Vấn đề xử  lý chống mốc mọt : 

Một trong những vấn  đề nan giải đầu tiên mà các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng mây tre đan đều phải đối mặt là vấn đề mốc, mối, mọt của hàng hoá. Thông thường, các cơ sở sản xuất nhỏ đều chủ yếu sử dụng lưu huỳnh (diêm sinh) để  ủ sấy mây tre, lưu huỳnh vừa có tác dụng chống mốc, mọt vừa có tác dụng làm trắng, lên mầu vàng đẹp cho nhiều mặt hàng mây tre, thêm nữa giá của lưu huỳnh rất rẻ, cách sử dụng ủ sấy cũng rất đơn giản và tiện lợi. Đặc biệt trong mùa mưa phùn ở miền bắc thì vấn đề mốc hàng lại càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, lưu huỳnh là chất độc đã bị cấm sử dụng trong quá trình sản xuất hàng mây tre đan xuất khẩu vào các nước Châu Âu và Bắc Mỹ vì đây là một chất độc cho cả người sản xuất lẫn người sử dụng. Mặt khác, lưu huỳnh cũng chỉ có tác dụng chống mốc, mọt trong một thời gian ngắn, sau khi bay hơi hết thì các hiện tượng mốc mọt vẫn xẩy ra bình thường. 

 Trên thị trường hiện nay cũng có một số loại thuốc chống mốc mọt nhập khẩu về từ Trung Quốc, giá rẻ  và có hiệu quả ngay tức thì nhưng đây cũng là các chất độc bị cấm. Chất Borax hoặc Oxit kẽm cũng có thể được sử dụng trong quá trình luộc tre để ngăn chặn mốc mọt, nhưng theo qui định mới của Châu Âu thì đây cũng là những chất không được phép sử dụng. 

Ôxi già là chất không bị cấm sử dụng được dùng để tẩy trắng tre khi luộc hoặc ngâm với tỷ lệ thích hợp theo yêu cầu của từng loại sản phẩm 

Thời gian gần đây, một số doanh nghiệp đã sử dụng chất Sapeco 8 của công ty Beckem dùng để ngâm hoặc phun thẳng lên nguyên liệu mây tre trong quá trình sử lý nhằm chống lại sự xâm nhập của mốc mọt. Đây là loại hoá chất tương đối thân thiện với môi trường, hiệu quả chống mốc mọt khá tốt và phương pháp sử dụng đơn giản, linh hoạt. 

2.      Vấn đề sử  dụng các loại keo ép: 

Keo ép là hoá  chất quan trọng được sử dụng trong sản xuất các mặt hàng tre cuốn, các hàng tre ép công nghiệp, ván sàn tre. Đây cũng là một loại hoá chất nhậy cảm được nhiều nhà nhập khẩu quan tâm đầu tiên khi họ có nhu cầu mua hàng. 

Thông thường trong các loại keo có một lượng chất Formadehyle nhất định có tác dụng giúp làm cứng các liên kết và định hình sản phẩm. Nếu lượng hoá chất này có tỷ lệ cao sẽ không chỉ gây đọc cho người sử dụng mà còn gây nguy hiểm cho cả công nhân sản xuất vì mùi rất khó chịu và gây ô nhiễm môi trường. 

Theo tiêu chuẩn hiện nay, nếu các loại keo có chứa lượng Formadehyle cao đều không được phép sử dụng cho các sản phẩm xuất vào thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ, lượng Formadehyle trung bình được chấp nhận thông thường là  dưới 3.5 mg/m²h. 

Vì thế khi mua keo để sử dụng, nhà sản xuất nên tìm các nhà  cung cấp keo chuyên nghiệp có chứng nhận sản phẩm rõ ràng, không nên mua các sản phẩm keo ép không rõ  nguồn gốc, bán trôi nổi trên thị trường, có  thể gây nguy hiểm cho ngay chính công nhân sản xuất của mình. Khi mua hàng, tốt nhất là nên đề nghị nhà bán hàng cung cấp các kết quả thử Test Formadehyle tại các phòng Test có uy tín trên thế giới và cung cấp các tài liệu kỹ thuật khác.   

3. Vấn đề sử  dụng các chất sơn phủ bề mặt: 

Sơn phủ bề mặt là một yêu cầu bắt buộc đối với phần lớn các hàng hoá mây tre đan thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Chất sơn phủ không chỉ có tác dụng làm đẹp sản phẩm, tạo mầu sắc mà đó chính là lớp bảo vệ sản phẩm khỏi các xâm hại từ bên ngoài như mốc, mọt, ẩm thấp gây trương nứt hàng... 

Tuy nhiên chất sơn phủ  lại là chất chủ yếu tiếp xúc với người sử  dụng qua các đường khác nhau như qua tiếp xúc trực tiếp bằng các động tác sờ mó, hoặc gián tiếp như qua quần áo mặc của người sử  dụng (ví dụ như ngồi trên ghế) hoặc gián tiếp qua các sản phẩm đựngt rong các đồ có chứa chất sơn phủ (ví dụ bát tre dùng để đựng thức ăn, thớt tre dùng để băm chặt đồ ăn). Chính vì vậy tất cả các nhà nhập khẩu đều cực kỳ quan tâm đến việc nhà sản xuất dùng chất liệu sơn phủ gì, có đảm bảo an toàn cho người sử dụng và người sản xuất hay không. 

Thông thường sẽ  luôn có mấy yêu cầu sau đây đối với các loại sơn phủ: 

- Tại thị trường Mỹ, yêu cầu quan trọng nhất là hàm lượng chì  phải trong mức cho phép thì mới được nhập khẩu vào Mỹ. Tiêu chuẩn này sẽ thay đổi tuỳ theo qui định của từng bang một 

- Tại Châu Âu, nếu là các sản phẩm dùng để ngồi như bàn ghế  thì sơn không được gây bẩn cho quần áo của người sử dụng. Việc đó sẽ được Test bằng cách dùng vải trắng để lau vào sơn mầu. 

- Nếu là hàng dùng cho trẻ nhỏ thì sẽ có yêu cầu Test đặc biệt vì trẻ em luôn có thói quen sờ mó, thậm chí ngửi liếm vào các đồ dùng nên yêu cầu về chất lượng sơn an toàn là rất cao 

- Nếu là hàng dùng cho đồ nhà bếp như bát đũa, thớt, thìa thì  phải thoả mãn được các yêu cầu về an toàn thực phẩm 

Hiện nay phần lớn các nhà sản xuất đang sử dụng các loại sơn gốc dầu như PU, NC . Sơn gốc dầu có đặc tính lá mầu sắc đa dạng, độ bám dính cao, nhanh khô  nên được ưa chuộng nhưng khá độc hại cho người sản xuất vì vấn đề nặng mùi và  thực tế là độ an toàn thực phẩm thấp. 

Trong tương lai rất gần, phần lớn các nước trong khối EU sẽ chuyển sang sử  dụng sơn hệ nước để đảm bảo tính chất thân thiện với môi trường và an toàn trong sản xuất cũng như tiêu dùng.

(còn nữa)

(vietrade)

Nguồn: Vinanet