1. Các cơ quan quản lý nhà nước liên quan

- Cục Y tế quốc gia (National Health Authority-NHA trực thuộc Bộ Y tế; website: http://www.nha.org.qa/sch/Ar/): thực hiện các chức năng liên quan đến quản lý nhập khẩu và an toàn thực phẩm; phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn và Đo lường và Bộ Kinh tế và Thương mại (MOEC) xây dựng các quy định về an toàn thực phẩm.

- Ủy ban kiểm tra thực phẩm Food Control Authority (FCC): là ủy ban liên ngành, đứng đầu là Assistant Undersecretary of NHA for Technical Affairs, gồm đại diện từ NHA, Chính quyền Doha và Vụ Phát triển nông nghiệp (Agriculture Development Department). Ủy ban này có quyền quyết định tất cả các vấn đề về kiểm tra, an toàn thực phẩm, trong đó có lệnh cấm nhập khẩu.

- Vụ Các vấn đề thương mại (The Department of Commercial Affairs thuộc MOEC) có trách nhiệm quản lý thực hiện quy định luật pháp về nhãn hiệu thương mại và đại lý.

- Vụ Phát triển nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và các vấn đề đô thị (Ministry of Municipal Affairs and Agriculture): chịu trách nhiệm kiểm tra hàng là động thực vật sống, sản phẩm làm vườn tại cửa khẩu.

- Tổ chức Tiêu chuẩn vùng Vịnh (Gulf Standards Organisation (www.gso.org.sa)): có trách nhiệm phát triển hệ thống tiêu chuẩn thực phẩm áp dụng tại các nước vùng Vịnh GCC).

2. Yêu cầu giấy chứng nhận Halal (Slaughter) Certificate: áp dụng đối với thịt và các sản phẩm thịt; do một Trung tâm Hồi giáo được phê duyệt đóng tại nước xuất xứ (an approved Islamic Center in the country of origin).

3. Chứng nhận y tế (Health Certificate): Áp dụng đối với tất cả các sản phẩm

thực phẩm, được cấp tại nước xuất xứ.

4. Phê duyệt trước và Đăng ký (Pre-approval and Registration): Áp dụng đối với các sản phẩm thực phẩm đặc biệt, như thực phẩm ăn kiêng và thực phẩm chức năng, thực phẩm dành cho người mắc bệnh đái đường và trẻ sơ sinh. Giấy phép này được cấp bởi một Ủy ban gồm đại diện từ các cơ quan:

Food Control Division, Vụ Kiểm tra thuốc và dược phẩm, NHA. Nhãn sản phẩm cần được phê duyệt trước khi làm thủ tục nhập khẩu.

5. Bộ chứng từ nhập khẩu:

- Hóa đơn thương mại (commercial invoice)

- Phiếu đóng gói (packing list)

- Vận đơn (Bill of Lading)

- Chứng nhận không có thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ (áp dụng đối với các sản phẩm gia vị: spices)

- Chứng nhận xuất xứ

Hóa đơn và các chứng từ nêu trên phải được chứng thực bởi Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Ca-ta tại nước xuất khẩu (trong trường hợp tại nước xuất khẩu không có Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Ca-ta, bộ chứng từ cần được sự chứng thực bởi cơ quan đại diện của một nước GCC khác).

6. Yêu cầu về nhãn mác

- Tiêu chuẩn áp dụng: Tiêu chuẩn vùng Vịnh liên quan đến thời hạn sử dụng của sản phẩm (GSO 150/2007), tiêu chuẩn về nhãn mác GSO 9/2007 được nội luật hóa thành Tiêu chuẩn Ca-ta. Thông tin về tiêu chuẩn này có thể tham khảo tại: http://www.gso.org.sa/gso/home.do

- Các thông tin bắt buộc cần có trên nhãn mác:

 Sản phẩm và tên sản phẩm;

 Nước xuất xứ;

 Thành phần (ingredients), liệt kê theo thứ tự giảm dần về tỷ lệ %;

 Phụ gia nếu có;

 Nguồn gốc mỡ động vật (ví dụ: mỡ bò), nếu có (mỡ phải bắt nguồn từ động vật giết mổ theo quy trình Halal);

 Trọng lượng tịnh tính theo hệ đo lường mét;

 Ngày sản xuất và ngày hết hạn;

 Tên và địa chỉ của nhà sản xuất, chế biến, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, người bán;

 Chỉ dẫn về lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, cách sử dụng. Ví dụ: sản phẩm thực phẩm được nhập khẩu theo dạng hàng rời (in bulk) dùng để chế biến tiếp, hàng mẫu thực phẩm.

- Ngôn ngữ nhãn mác:

 Nhãn phải bằng tiếng Ả-rập hoặc cả hai thứ tiếng Ả-rập/tiếng Anh;

 Nhãn bằng tiếng Ả-rập không cần thiết trong trường hợp sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp bởi khách sạn, nhà hàng hoặc một tổ chức là người sử dụng cuối cùng (end-user);

 Miếng dán tiếng Ả-rập có thể được phép sử dụng trong trường hợp không có nhãn gốc bằng tiếng Ả-rập hoặc nhãn song ngữ, với điều kiện miếng dán này phải dính chặt (rất khó bóc); gồm đầy đủ các thông tin bắt buộc phải có đối với nhãn mác; không mâu thuẫn với thông tin trên nhãn gốc. Trên thực tế, các quan chức địa phương coi miếng dán này là

nhãn mác.

- Thông tin về dinh dưỡng: Việc dán nhãn cung cấp thông tin về giá trị dinh dưỡng là tự nguyện, trừ trường hợp một số thực phẩm đặc biệt như thực phẩm ăn kiêng, thực phẩm chức năng (health foods), thực phẩm cho người mắc bệnh đái đường và trẻ sơ sinh. Cục Y tế quốc gia (NHA) thuộc Bộ Y tế có chức năng phê duyệt và cấp phép đăng ký cho các loại thực phẩm này trước khi được nhập khẩu. Thông tin về dinh dưỡng cần có: hàm lượng vitamin và chất khoáng; giá trị dinh dưỡng trên 100 gram; hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản.

- Cách ghi ngày tháng trên nhãn mác: Ngày tháng phải in theo định dạng ‘engraved’ và ‘embossed’, in hoặc đóng dấu (stamped) trực tiếp vào nhãn gốc hoặc vào bao gói được đóng gói vào thời điểm sản xuất, sử dụng loại mực không tẩy được. Tháng có thể in bằng số hoặc bằng chữ. Thông tin ngày sản xuất ngày hết hạn P/E in định dạng số đếm tiếng Anh có thể chấp nhận được, nhưng tốt nhất là nên in thông tin này bằng song ngữ. Thứ tự ngày/tháng/năm dành cho sản phẩm có hạn sử dụng ít hơn hoặc trong vòng 3 tháng; tháng/năm dành cho sản phẩm có thời hạn sử dụng nhiều hơn 3 tháng (trong trường hợp này, ngày cuối cùng của tháng sẽ là ngày hết hạn). Ngày hết hạn phải được thể hiện theo các hình thức sau: ngày hết hạn/sử dụng trước/bán trước: ngày cụ thể (expiry date/use by/use before/sell by: date); hoặc sử dụng được trong thời hạn (fit for: (duration) khoảng thời gian tính từ ngày sản xuất). Hạn sử dụng không yêu cầu đối với sản phẩm trái cây và rau tươi, bánh bakery mới sản xuất. Chỉ cần cung cấp thông tin về ngày sản xuất đối với các sản phẩm có thời hạn sử dụng lâu dài, như muối, đường trắng, gia vị, trà, cà phê, đậu

khô.

- Sản phẩm thực phẩm đã được chiếu xạ được phép lưu hành. Tuy nhiên phải chỉ rõ trên nhãn sản phẩm rằng sản phẩm đã qua xử lý chiếu xạ ‘irradiated’.

- Quy định về bao gói và đồ chứa, đựng được quy định trong các bộ tiêu chuẩn GS 654/1998; GS 839/2001 và GS 1024/2001.

Nguồn: Tin tham khảo