6 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam sang Myanmar đạt hơn 49 triệu USD, tăng 38,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 6 tháng đầu năm 2012, Việt Nam là nhà xuất khẩu hàng hóa tới Myanmar đứng thứ 14; sau các nước và vùng lãnh thổ: Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Malaysia, Hàn Quốc, Australia, Ả rập Xê út, Đức, Đài Loan, Việt Nam.

Những mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu tới Myanma: sắt thép các loại; sản phẩm từ sắt thép; phương tiện vận tải và phụ tùng; máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng; sản phẩm gốm sứ; hoá chất; sản phẩm từ chất dẻo;..

Số liệu xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Myanmar 6 tháng đầu năm 2012

Mặt hàng XK

ĐVT

T6/2012

6T/2012

 

 

Lượng

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá (USD)

Tổng

 

 

7.667.414

 

49.659.348

Sắt thép các loại

Tấn

1.005

1.090.488

6.290

6.815.560

Phương tiện vận tải và phụ tùng

USD

 

711.017

 

4.513.440

Sản phẩm từ sắt thép

USD

 

940.272

 

3.953.124

Máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng

USD

 

549.350

 

3.431.483

Sản phẩm từ chất dẻo

USD

 

352.720

 

2.344.934

Hàng dệt may

USD

 

524.190

 

2.297.602

 

 

 

 

 

 

Sp gốm sứ

USD

 

306.980

 

1.490.792

Hoá chất

USD

 

80.366

 

1.330.313

Tìm hiểu về thị trường Myanmar

Thị trường Myanmar đang mở cửa mạnh mẽ, cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường 60 triệu dân này hiện rất lớn. Đó là khẳng định của ông Lê Hưng Quốc, Chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị TP.HCM.

Kinh nghiệm cho thấy, Myanmar đã hội nhập rất nhanh với thế giới. Trong một năm qua, về mặt chính trị, nước này đã có những thay đổi chóng mặt.

Các nước trên thế giới đánh giá Myanmar là “mảnh đất màu mỡ cuối cùng của ASEAN”, nên nếu chúng ta không nhanh chân, thì sẽ mất đi rất nhiều cơ hội.

Do thu nhập của người dân Myanmar khoảng 500 – 600 USD/người/năm, nên người tiêu dùng ở thị trường này không yêu cầu hàng chất lượng cao, chỉ tiêu dùng hàng hoá có chất lượng vừa phải, trong khi đây lại là thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam.

Với 60 triệu dân, Myanmar là thị trường rất lớn so với Campuchia, Lào. Tuy chưa có đường bộ vận chuyển trực tiếp hàng hoá sang Myanmar, nhưng một thuận lợi với doanh nghiệp Việt Nam là chúng ta có đường biển. Myanmar đã quyết định trong 5 năm tới nâng cấp Cảng Yanggun thành cảng biển quốc tế hiện đại, có thể tiếp đón được một lúc 43 tàu tải trọng lớn. Và tất yếu, vận tải bằng đường biển luôn có mức phí cạnh tranh hơn đường bộ.

Trước tiên, doanh nghiệp cần xem xét sự thay đổi rất nhanh trong chính sách kinh tế thương mại của Myanmar hiện nay. Nước này đang sửa đổi nhiều quy định về đầu tư, về chính sách trong hội nhập kinh tế... Do vậy, việc nắm bắt kịp thời những thay đổi đó sẽ rất quan trọng đối với doanh nghiệp các nước, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập thị trường Myanmar.

Nguồn: Vinanet