Các ngành công nghiệp trong nước sẽ phải tuân theo các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn Ai Cập. Tổ chức Tiêu chuẩn hoá và Kiểm soát chất lượng của Ai cập thuộc Bộ Công nghiệp và Phát triển công nghệ là cơ quan có thẩm quyền duy nhất chịu trách nhiệm ban hành và phát triển các tiêu chuẩn của Ai cập về nguyên liệu thô, các sản phẩm công nghiệp, các thiết bị thử nghiệm và đo lường, kiểm tra kỹ thuật, kiểm soát chất lượng, hiệu chuẩn và quy định các thuật ngữ và phân loại kỹ thuật. Tất cả các tiêu chuẩn của Ai cập đều không bắt buộc áp dụng ngoại trừ đối với một số tiêu chuẩn liên quan đến sức khoẻ và an toàn. Mặc dù việc áp dụng chứng chỉ ISO 9000 là không bắt buộc nhưng nó vẫn thu hút sự quan tâm của các nhà xuất khẩu của Ai cập ngày càng nhiều.

Xuất khẩu và nhập khẩu ở Ai cập đều được quy định theo Bộ luật số 118 năm 1995. Phụ  lục số 8 của các quy định đối với nhập khẩu và xuất khẩu liệt kê danh sách các hàng hoá chịu sự kiểm soát về chất lượng trước khi được đưa vào thị trường Ai cập. Danh mục đó có khoảng 135 mặt hàng kể cả thực phẩm, phụ kiện, vật liệu xây dựng, thiết bị điện tử, máy móc, và nhiều mặt hàng tiêu dùng khác. Mặc dù các nhà chức trách của Ai cập nhấn mạnh rằng tiêu chuẩn áp dụng đối với các mặt hàng nhập khẩu cũng giống với các tiêu chuẩn được áp dụng đối với các mặt hàng được sản xuất trong nước nhưng theo hiệp định của WTO/TBT thì những tiêu chuẩn này đuợc áp dụng nghiêm ngặt hơn đối với những mặt hàng thực phẩm nhập khẩu.

Nghị  định của Chính phủ số 99/94 miễn kiểm soát về chất lượng đối với các sản phẩm công nghiệp  đầu vào do các nhà máy nhập khẩu. Ngược lại nếu  nhập khẩu để bán lại thì những sản phẩm này phải chịu sự giám sát. Hàng nhập khẩu vì mục đích cá nhân hoặc riêng tư thì được miễn kiểm soát về chất lượng.

  

Nguồn: Internet