Theo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 cho thấy nền kinh tế phục hồi ấn tượng, nhanh và kỳ diệu, đặc biệt là trong 9 tháng đầu năm. Tuy nhiên, những yếu tố tạo nên sự hồi phục là nhất thời và đang giảm dần từ quý 4/2022 và có thể sang cả năm 2023. Những khó khăn bên ngoài ngày càng rõ ràng; kinh tế toàn cầu suy giảm, gia tăng cao ở nhiều quốc gia trên thế giới, chi phí đầu vào tăng, lãi suất tăng, đồng đô la lên giá, cầu tiêu dùng suy giảm. Vì vậy, ngành công nghiệp cũng bị ảnh hưởng theo xu hướng chung, đặc biệt là ngành chế biến chế tạo.
Thực hện “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, các doanh nghiệp đã chủ động hơn về lao động và kế hoạch sản xuất kinh doanh, khắc phục khó khăn để phục hồi, mở rộng sản xuất. Sản xuất công nghiệp đã có bước phát triển với tốc độ cao trong 8 tháng liên tiếp. Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp tháng 12 ước tăng mức thấp, giảm 1% so tháng trước và tăng 0,2% so cùng kỳ.
Tính chung cả năm 2022, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 7,69% so với năm trước. Đáng chú ý, IIP quý 4/2022 tăng 3% - là mức tăng thấp nhất so với các quý của năm 2022 do đơn hàng sụt giảm, chi phí đầu vào ở mức cao và thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu. Chỉ số IIP năm 2022 ước tăng 7,8% so với năm trước; tăng ở 61 địa phương và giảm ở 2 địa phương trên cả nước.
Theo Tổng cục Thống kê nguyên nhân là do tình hình thế giới biến động khó lường đã ảnh hưởng đến trong nước, chi phí đầu vào đang tạo sức ép lên hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Nguyên nhân của vấn đề này đến từ các yếu tố bên ngoài như giá nhiên liệu thế giới bị đẩy lên, chi phí đầu vào gia tăng, đồng USD tăng mạnh, lạm phát tăng cao, nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng đầu vào do chính sách Zero-Covid của Trung Quốc vẫn còn hiện hữu. Cho thấy dấu hiệu suy thoái nền kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến các nhà sản xuất của Việt Nam khi cả số lượng đơn hàng mới và xuất khẩu trong những tháng cuối năm.
Các yếu tố này làm cho cầu nhập khẩu từ Việt Nam giảm mạnh, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị thu hẹp.
Trong khi đó, chi phí đầu vào tăng lên, lãi suất tăng, doanh thu giảm khiến các doanh nghiệp phải giảm quy mô hoạt động. Các động lực tăng trưởng đều suy giảm: xuất khẩu suy giảm, nhu cầu suy giảm, đầu tư tư nhân suy giảm, giải ngân đầu tư công chậm... Chính phủ ưu tiên chống lạm phát, chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi vay tăng cao. Nhiều doanh nghiệp không có đơn hàng mới, chi phí sản xuất tăng cao phải thu hẹp quy mô, cắt giảm hàng loạt lao động.
Để hỗ trợ sản xuất công nghiệp tháo gỡ khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất, Tổng cục Thống kê cho rằng, doanh nghiệp rất cần Chính phủ, các cấp, các ngành hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Theo đó, Nhà nước cần xem xét miễn, giảm thuế, phí cho đến hết năm 2025; giảm và ổn định tiền thuê đất; phân bố lại nguồn lực các chương trình quốc gia và chương trình an sinh trong gói phục hồi để hỗ trợ nhiều hơn, kịp thời hơn cho người lao động mất việc làm
Thực hiện chuyển nhanh sang áp dụng mô hình kinh doanh mới, nhất là thương mại điện tử; giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thực hiện chuyển đổi số, chuyển nhanh sang áp dụng mô hình kinh doanh mới, nhất là thương mại điện tử; giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực.
Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp công nghiệp trong thời kỳ chịu tác động của dịch Covid-19 là thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp và giảm sút (đặc biệt là xuất khẩu). Vì vậy, doanh nghiệp rất cần Chính phủ, các cấp, các ngành hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm như: tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu, hỗ trợ thuế, phí xuất khẩu, kích cầu tiêu thụ trong nước.
Đồng thời, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giải ngân nhanh đầu tư công, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đặc biệt là ngành xây dựng, công nghiệp phát triển, giải quyết việc làm, thu nhập của người lao động, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế…