Chứng khoán thế giới đồng loạt đỏ sàn trong phiên giao dịch ngày 15/4 do các số liệu kinh tế ảm đạm và báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp trong quý I/2020 làm gia tăng mối quan ngại về mức độ thiệt hại kinh tế mà đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra.
Kết thúc phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 445,41 điểm (1,86%), xuống 23.504,35 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng mất 62,7 điểm (2,2%), xuống 2.783,36 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite hạ 122,56 điểm (1,44%), xuống 8.393,18 điểm. Bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đồng loạt giảm hơn 3%, theo đó chỉ số FTSE 100 của Anh hạ 3,3%, xuống 5.597,65 điểm; chỉ spps CAC 40 của Pháp mất 3,8%, xuống 4.353,72 điểm; chỉ số DAX 30 của Đức lùi 3,9% xuống 10.279,76 điểm.
Giới phân tích ước tính, lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết thuộc chỉ số S&P 500 giảm 12,8% trong quý I vừa qua. Trong khi đó, báo cáo ngày 15/4 của Bộ Thương mại Mỹ cho biết, doanh số bán lẻ của Mỹ trong tháng 3/2020 đã giảm 8,7% so với cùng kỳ năm 2019, đánh dấu tháng sụt giảm mạnh nhất kể từ khi số liệu này bắt đầu theo dõi vào năm 1992; sản lượng chế tạo của nước này cũng giảm mạnh nhất trong hơn 74 năm, trong đó hoạt động sản xuất tại bang New York trong tháng Tư đã sụt giảm với mức độ lớn nhất từ trước đến nay.
Trong báo cáo triển vọng kinh tế vừa được công bố của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), thể chế tài chính này cũng dự báo rằng đại dịch COVID-19 có thể khiến nền kinh tế thế giới năm 2020 chứng kiến năm tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng những năm 1930, với mức suy giảm 3%.
Trên thị trường năng lượng, giấ dầu tiếp tục giảm, dầu WTI xuống mức thấp nhất 18 năm sau khi Mỹ công bố báo cáo dự trữ dầu hàng tuần của nước này đạt kỷ lục cao.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent giảm 1,91 USD (6,45%) xuống 27,69 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 24 US cent (1,19%) xuống 19,87 USD/thùng – mức đóng cửa thấp nhất kể từ tháng 2/2002.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết, dự trữ dầu tại nước này tuần vừa qua đã tăng 19 triệu thùng, trong khi các cơ sở lọc dầu giảm công suất xuống mức thấp nhất kể từ năm 2008 do nhu cầu giảm mạnh bởi nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Sản lượng dầu của Nga đã giảm xuống còn trung bình 11,24 triệu thùng/ngày trong giai đoạn 1-12/4, so với mức trung bình 11,29 triệu thùng/ngày trong tháng 3.
Nhu cầu nhiên liệu toàn cầu đã giảm tới 30% (tương đương 30 triệu thùng/ngày) do chính phủ các nước triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 làm giảm hoạt động của các phương tiện giao thông và nền kinh tế.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu giảm khoảng 29 triệu thùng/ngày trong tháng 4 xuống mức chưa từng thấy trong 25 năm và cho biết không có sự cắt giảm sản lượng nào có thể bù đắp hoàn toàn cho sự sụt giảm trong ngắn hạn của thị trường. Theo IEA, nhu cầu trong năm 2020 sẽ giảm kỷ lục 9,3 triệu thùng/ ngày so với cùng kỳ năm ngoái.
Một số nguồn tin từ các quốc gia OPEC+ cho biết IEA có thể thông báo mua dầu tới hàng triệu thùng để hỗ trợ thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Nhưng cho tới ngày 15/4 vẫn chưa có giao dịch mua nào của IEA được thực hiện.
Ngày 14/4, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Thái tử Abdelaziz ben Salmane, cho biết Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất liên minh, còn gọi là OPEC+, có kế hoạch tiếp tục điều chỉnh sản lượng theo hướng cắt giảm tới 19,5 triệu thùng/ngày, thay vì gần 10 triệu thùng/ngày theo thoả thuận đạt được hôm 12/4.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm khỏi mức cao nhất 7,5 năm nhưng vẫn duy trì ở mức cao do lo ngại kinh tế thế giới suy thoái sâu.
Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay giảm 0,6% xuống 1.716,79 USD/ounce (phiên trước đó, giá đã đạt 1.746,50 USD/ounce); vàng kỳ hạn tháng 6/2020 giảm 1,6% xuống mức 1.740,20 USD/ounce.
Người đứng đầu mảng chiến lược hàng hóa của công ty môi giới đầu tư TD Securities, ông Bart Melek, cho biết, giá vàng gần đây biến động theo sát thị trường chứng khoán, và hiện thị trường này đang bị bán tháo. Diễn biến đó gây ra nhiều biến động, và cùng với một đồng USD mạnh hơn, các nhà giao dịch sẽ phải điều chỉnh danh mục đầu tư của họ. Chỉ số đồng USD, “thước đo” sức khỏe của đồng bạc xanh so với rổ các đồng tiền khác, phiên này tăng 0,59 điểm (0,6%) lên mức 99,48.
Tuy nhiên, những thông tin về tình hình "sức khỏe" kinh tế Mỹ đã ngăn không để giá vàng giảm quá sâu. Báo cáo do Bộ Thương mại Mỹ công bố cùng ngày hôm thứ Tư cho thấy doanh số bán lẻ trong tháng Ba tại nước này giảm tới 8,7%. Hiện chưa biết rõ khi nào các quốc gia sẽ cho phép mở cửa trở lại nền kinh tế. Đồng thời có những lo ngại rằng ngay cả khi họ mở cửa trở lại, nhiều khách hàng sẽ tiếp tục thực thi giãn cách xã hội và tránh vào các cửa hàng đông đúc.
Nhà phân tích Carsten Fritsch của ngân hàng Commerzbank dự báo giá vàng vẫn có thể tăng tiếp, thậm chí đạt mức 1.800 USD/ounce vào cuối năm nay. Nguyên nhân do nhiều yếu tố như tác động nghiêm trọng của các biện pháp phong tỏa trên toàn cầu với các nền kinh tế và thị trường tài chính, việc các ngân hàng trung ương và các chính phủ ồ ạt đổ tiền vào thị trường, cùng các khoản nợ công ngày một “phình to” cho thấy nhu cầu về vàng sẽ còn khá mạnh mẽ trong tương lai. Kim loại quý này vẫn là một nơi “trú ẩn an toàn” cho nhà đầu tư.
Về các kim loại quý khác, giá palađi giảm 1,5% xuống 2.185,85 USD/ounce, bạc giảm 2,9% xuống 15,36 USD/ounce, trong khi bạch kim vững ở mức 774,55 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá biến động thất thường. Các chỉ số chứng khoán toàn cầu giảm điểm, giá dầu giảm 7% và nhà đầu tư chuyển hướng tới USD khiến cho giá kim loại (tính bằng USD) trở nên đắt đỏ hơn đối với các nhà đầu tư.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc cắt giảm lãi suất chủ chốt xuống mức thấp kỷ lục và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, giải phóng khoảng 28 tỷ USD.
Giá đồng đã giảm từ trên 6.300 USD/tấn hồi giữa tháng 1 xuống mức thấp 4.371 USD trong tháng 3, nhưng gián đoạn nguồn cung và hy vọng sự phục hồi của Trung Quốc, nước tiêu thụ đồng lớn nhất thế giới, đã nâng giá trở lại trên 5.000 USD/tấn. Giá đồng trên sàn giao dịch kim loại London giảm 1,1% xuống 5.106 USD/tấn.
Giá đồng giảm do động thái thúc đẩy kinh tế của ngân hàng trung ương Trung Quốc bị lu mờ trước nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến các thị trường chứng khoán và giá dầu sụt giảm.
Lượng đồng lưu kho trên sàn LME tăng lên 261.225 tấn, cao nhất trong 6 tháng. Giá đồng giao ngay tiếp tục thấp hơn đồng giao sau 3 tháng tới 30,75 USD, cao nhất kể từ tháng 1, cho thấy nguồn cung đồng dồi dào trong ngắn hạn. Lượng đồng lưu kho trên sàn Thượng Hải đã chạm mức cao nhất trong 4 năm trên 380.000 tấn trong tháng trước, nhưng kể từ đó đã giảm xuống 317.928 tấn.
Đối với những kim loại quý khác, giá nhôm tăng 0,1% lên 1.505,5 USD/tấn, kẽm twang 0,3% lên 1.927,5 USD/tấn, nickel giảm 1% xuống 11.765 USD/tấn, chì tăng 0,2% lên 1.698,5 USD/tấn và thiếc giảm 1,9% xuống 15.165 USD/tấn.
Sắt thép cũng biến động trái chiều. Giá thép không gỉ tại Trung Quốc tiếp tục tăng trong phiên thứ 7 liên tiếp do nhu cầu phục hồi, trong khi nguồn cung nguyên liệu thô gián đoạn do các mỏ nickel tại Philippines đóng cửa. Hợp đồng thép không gỉ kỳ hạn tháng 6 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đóng cửa tăng 1,4% lên 12.860 CNY (1.822,48 USD)/tấn, cao nhất kể từ ngày 25/2.
Reuters dẫn lời một nhà phân tích thuộc Huatai Future cho biết một số nhà máy thép hạn chế bán ra gần đây để hỗ trợ giá thép không gỉ (đã xuống mức thấp nhất kể từ kỳ nghỉ Tết Nguyên đán) kích thích nhu cầu mua thêm của thương nhân, nhưng nhu cầu mạnh mẽ này có thể không bền vững khi xuất khẩu giảm vì đại dịch. Bên cạnh đó, việc gián đoạn nguồn cung tại Philippines có thể thúc đẩy giá quặng nickel trong giai đoạn tới.
Giá thép thanh và thép cuộn cán nóng kỳ hạn tháng 10 trên sàn giao dịch Thượng Hải đều giảm 0,6% xuống lần lượt 3.373 CNY và 3.196 CNY/tấn. Quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa tăng 0,3% lên 607 CNY/tấn. Giá quặng sắt giao ngay hàm lượng sắt 62% giao sang Trung Quốc tăng 85,5 USD/tấn trong ngày 14/4.
Trên thị trường nông sản, giá ngô Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong 3,5 năm do nhu cầu ngô dùng trong sản xuất ethanol thấp vì nhu cầu giảm. Giá đậu tương và lúa mì cũng đi xuống.
Kết thúc phiên giao dịch, giá ngô kỳ hạn tháng 5 trên sàn giao dịch Chicago (CBOT) giảm 2,1% xuống 3,19-1/4 USD/bushel, thấp nhất kể từ ngày 1/9/2016; lúa mì giao cùng kỳ hạn giảm 1,5% xuống 5,40-1/4 USD/bushel do việc bán ra theo yếu tố kỹ thuật và vụ lúa mì đang cải thiện tại khu vực Biển Đen; đậu tương cũng kỳ hạn tháng 5 giảm 0,7% xuống 8,42 USD/bushel, sau khi có thời điểm giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 19/3 trong đầu phiên giao dịch.
Giá đường tăng trong phiên vừa qua. Đường thô kỳ hạn tháng 5 lúc đóng cửa tăng 0,11 US cent hay 1,1% lên 10,16 US cent/lb, trong phiên có lúc chạm mức thấp nhất kể từ tháng 9/2018 là 9,96 US cent. Các nhà máy chế biến tại Brazil có xu hướng tăng sản xuất đường và giảm sản xuất ethanol vì giá năng lượng thấp. Trong khi đó tại Ấn Độ, sản lượng đường năm nay dự báo sẽ tăng nhờ thời tiết mùa mưa thuận lợi.
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 5 - đáo hạn trong phiên 15/4 - giảm 2,5 USD hay 0,7% xuống 342,7 USD/tấn; đường trắng kỳ hạn tháng 8 tăng 0,5 USD hay 0,2% lên 331,7 USD/tấn. Việc đóng cửa 2 nhà máy đường lớn của Phillipines do các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của virus corona có thể dẫn tới thiếu hụt đường trong nước và giá tại nước này tăng mạnh.
Đối với mặt hàng cà phê, giá arabica kỳ hạn tháng 7 lúc đóng cửa tăng 2,85 US cent hay 2,4% lên 1,212 USD/lb; robusta giao cùng kỳ hạn tăng 14 USD hay 1,2% lên 1.206 USD/tấn, trong phiên có lúc chạm mức thấp nhất một tháng tại 1.154 USD.
Giá cao su trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) tăng do các nhà đầu tư săn giá hời trong bối cảnh do lạc quan rằng Mỹ có thể nới lỏng lệnh phong tỏa. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch TOCOM đóng cửa tăng 0,9 JPY lên 152,3 JPY (1,42 USD)/kg; cao su kỳ hạn tháng 9 tại Thượng Hải tăng 20 CNY lên 10.035 CNY (1.421 USD)/tấn.
Nhập khẩu cao su của Trung Quốc tăng 3,6% trong tháng 3/2020 so với một năm trước.
Giá hàng hóa thế giới sáng 16/4/2020
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
20,44
|
+0,57
|
+2,87%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
28,36
|
+0,67
|
+2,42%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
24.940,00
|
-20,00
|
-0,08%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
1,60
|
+0,00
|
+0,06%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
73,65
|
+1,61
|
+2,23%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
93,57
|
+2,19
|
+2,40%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
272,50
|
+11,75
|
+4,51%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
36.240,00
|
+890,00
|
+2,52%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.742,60
|
+2,40
|
+0,14%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
5.911,00
|
-17,00
|
-0,29%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
15,68
|
+0,03
|
+0,17%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
53,40
|
-0,80
|
-1,48%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
774,09
|
-3,79
|
-0,49%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
2.197,18
|
+17,72
|
+0,81%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
230,75
|
-0,15
|
-0,06%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
5.111,50
|
-51,50
|
-1,00%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.507,50
|
+4,00
|
+0,27%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
1.931,00
|
+8,50
|
+0,44%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
15.093,00
|
-364,00
|
-2,35%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
327,75
|
+1,00
|
+0,31%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
540,75
|
+0,25
|
+0,05%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
284,25
|
-1,25
|
-0,44%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
14,27
|
+0,08
|
+0,56%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
854,00
|
+2,25
|
+0,26%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
298,00
|
+1,40
|
+0,47%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
26,91
|
-0,03
|
-0,11%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
465,70
|
-1,10
|
-0,24%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.229,00
|
-59,00
|
-2,58%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
121,20
|
+2,85
|
+2,41%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
10,28
|
+0,03
|
+0,29%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
108,90
|
+0,65
|
+0,60%
|
Bông
|
US cent/lb
|
52,87
|
+0,07
|
+0,13%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
324,00
|
-7,00
|
-2,11%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
151,60
|
-0,70
|
-0,46%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
0,97
|
0,00
|
0,00%
|