Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm xuống dưới 30 USD/thùng khi thông tin lượng tồn trữ dầu thô của Mỹ tăng át thông tin về nỗ lực cắt giảm sản lượng dầu của các nước sản xuất.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent trên sàn London giảm 4% (1,25 USD) xuống còn 29,72 USD/thùng, phiên giảm đầu tiên sau 6 phiên tăng liên tiếp; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tại thị trường New York đã giảm 57 US cent xuống 23,99 USD/thùng.
Kể từ khi chạm mức thấp nhất trong 21 năm qua vào ngày 22/4/2020 đến nay, giá dầu Brent đã tăng gần gấp đôi. Tuy nhiên, nhà đầu tư mặt hàng này vẫn thận trọng dõi theo thỏa thuận cắt giảm cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày có hiệu lực kể từ ngày 1/5 của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và một số quốc gia sản xuất dầu liên minh. Mức cắt giảm trên tương đương khoảng 10% nhu cầu dầu thế giới trước khi dịch COVID-19 bùng phát.
Các thương nhân và chuyên gia trong ngành cho biết, việc tuân thủ chưa đầy đủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng nói trên của Iraq và các nước sản xuất dầu nhỏ hơn như Nigeria and Angola có thể “phá hỏng” những nỗ lực của OPEC+, mặc dù dù sản lượng dầu của Nga - một trong những nước sản xuất dầu lớn trên thế giới - trong 5 ngày đầu tiên của tháng 5/2020 đã giảm xuống sát mức sản lượng mục tiêu. Iraq đến nay vẫn chưa thông báo cho các khách hàng mua dầu thường xuyên về việc cắt giảm xuất khẩu, cho thấy nước này đang rất khó có thể thực hiện đầy đủ thỏa thuận OPEC+.
Về nhu cầu, số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy lượng tồn trữ dầu thô và các sản phẩm dầu của Mỹ tuần qua tăng 4,6 triệu thùng, là tuần tăng thứ 15 liên tiếp. Con số này thấp hơn mức tăng 7,8 triệu thùng mà các nhà phân đã dự đoán trước đó, cho thấy nhu cầu dầu mỏ có dấu hiệu hồi phục. Giới đầu tư đang hy vọng về sự hồi phục nhu cầu dầu khi Italy, Tây Ban Nha, Nigeria và Ấn Độ cũng như một số bang ở Mỹ bắt đầu cho phép người dân quay trở lại làm việc và mở cửa trở lại các công viên, thư viện và công trình xây dựng.
Trong tháng 4/2020, nhu cầu dầu toàn cầu ước tính giảm ít nhất 20%, mức giảm nhiều kỷ lục, khi chính phủ các nước áp dụng lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm hơn 1% do đồng USD mạnh lên cùng kỳ vọng rằng nguồn cung vàng sẽ tăng lên khi các nhà máy tinh luyện nối lại hoạt động. Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay giảm 1,1% xuống còn 1.686,50 USD/ounce; vàng giao sau giảm 1,3% xuống 1.688,50 USD/ounce.
Ông Bart Melek, người đứng đầu mảng chiến lược hàng hóa thuộc công ty môi giới đầu tư TD Securities, cho biết giá vàng giảm trong phiên vừa qua có thể là do sự kết hợp giữa việc nguồn cung gia tăng, xu hướng chuyển sang các kênh mạo hiểm hơn của nhà đầu tư và đồng USD mạnh lên. Chỉ số đồng USD – “thước đo” sức khỏe của đồng bạc xanh - cũng tăng 0,32 điểm (tương đương 0,32%) lên mức 100,03.
Từ đầu năm tới nay, giá vàng đã tăng khoảng 11% khi nền kinh tế toàn cầu suy thoái vì tác động của đại dịch viêm đường hô hấp COVID-19. Việc nhiều quốc gia như Italy, Đức và Mỹ đang tạm thời nới lỏng các lệnh giãn cách xã hội khi tình hình dịch bệnh chuyển biến tốt hơn đã giúp cải thiện tâm lý nhà đầu tư, đồng thời hỗ trợ các chỉ số chứng khoán S&P 500 và Nasdaq trên thị trường Phố Wall đi lên.
Mức chênh lệch giữa giá giao sau trên thị trường Mỹ so với giá giao ngay tại London phiên vừa qua giảm xuống chỉ còn khoảng 2 USD sau khi hai nhà tinh chế vàng lớn nhất thế giới cho biết họ đang khôi phục gần như mọi hoạt động của mình, kết thúc 6 tuần đóng cửa làm gián đoạn nguồn cung vàng trên toàn cầu - khiến chênh lệch giá tăng mạnh.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giảm 0,7% xuống 14,91 USD/ounce trong khi giá bạch kim giảm 1,8% xuống 751,05 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng phiên thứ ba liên tiếp, kẽm lên mức cao nhất trong 7 tuần do các nhà đầu tư hoan nghênh việc nới lỏng phong tỏa. Việc Ngân hàng trung ương Trung Quốc, nước tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới thiết lập đồng CNY ở mức trung lập, một động thái được coi như Bắc Kinh đề nghị đình chiến với Washington trong bối cảnh căng thẳng thương mại mới.
Trên sàn London, giá đồng giao sau 3 tháng tăng 0,9% lên 5.203,5 USD/tấn, cao nhất kể từ 30/4; kẽm tăng 3,1% lên 1.976,5 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 16/3. Trên sàn Thượng Hải, đồng kỳ hạn tháng 6/2020 lúc đóng cửa giảm 0,3% xuống 42.720 CNY (6.027,00 USD)/tấn trong ngày giao dịch đầu tiên sau đợt nghỉ lễ.
Là một trong những chỉ báo về sức khỏe kinh tế toàn cầu, giá đồng đã tăng 19% trên sàn LME kể từ ngày 19/3, khi hợp đồng này xuống mức thấp nhất trong 45 tháng. Công suất hàng tuần tại các lò cao ở 247 nhà máy trên khắp Trung Quốc tăng lên 81,68% tính tới ngày 30/4, theo số liệu từ công ty tư vấn Mysteel.
Trong nhóm sắt thép, giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng sau khi các nhà sản xuất thép Trung Quốc tăng cường sản xuất trong bối cảnh hoạt động xây dựng mạnh mẽ và hy vọng nhu cầu tăng tiếp khi Trung Quốc nới lỏng những hạn chế về virus corona.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa tăng 0,6% lên 611 CNY (86,22 USD)/tấn sau khi tăng khoảng 1,8% lên 618 CNY trước đó. Công ty Fitch Solutions dự đoán giá quặng sắt trong thời gian tới sẽ tăng nhiều hơn so với các kim loại khác.
Trên sà Thượng Hải, giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2020 tăng 1,5% lên 3.392 CNY/tấn; thép cuộn cán nóng tăng 1,5% lên 3.248 CNY/tấn; thép không gỉ kỳ hạn tháng 6/2020 tăng 2,5% lên 13.235 CNY/tấn.
Bắc Kinh đã nới lỏng các quy định trước đợt nghỉ lễ từ 1/5 tới 5/5 và cho phép mọi người đi lại từ những nơi có nguy cơ thấp của đất nước, cho thấy hoạt động kinh tế sẽ phục hồi sau những hạn chế kéo dài nhiều tháng.
Các nhà máy thép của Trung Quốc nhanh chóng tăng sản lượng do lợi nhuận đang tăng và hy vọng các gói kích thích của chính phủ sẽ khôi phục tiêu dùng, bất chấp tồn kho lớn và nhu cầu thép toàn cầu suy giảm bởi đại dịch.
Trên thị trường nông sản, giá đường thô kỳ hạn tháng 7/2020 giảm 0,51 US cent hay 4,7% xuống 10,27 US cent/lb. Hợp đồng này đã xuống mức thấp nhất 12,5 năm trong tuần trước. Giá dầu và đồng real của Brazil yếu là yếu tố chính khiến giá đường giảm. Đồng real đã giảm xuống gần mức thấp kỷ lục trong phiên. Giá năng lượng đang giảm và USD mạnh lên có xu hướng khuyến khích các nhà máy mía Brazil tăng cường sản lượng đường xuất khẩu.
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8/2020 lúc đóng cửa phiên vừa qua giảm 12,6 USD hay 3,5% xuống 345,1 USD/tấn.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7/2020 chốt phiên vừa qua gần như không thay đổi, ở mức 1,106 USD/lb. Tuần trước, kỳ hạn này đã giảm xuống thấp nhất trong gần 1,5 tháng. Cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 tăng 1 USD hay 0,1% lên 1.197 USD/tấn.
Colombia sản xuất 744.000 bao cà phê arabica sạch (1 bao = 60kg) trong tháng 4/2020, giảm 28% so với một năm trước, và xuất khẩu trong tháng 4 cũng giảm 32% xuống 592.000 bao. Sản lượng và xuất khẩu giảm do việc phong tỏa bởi virus corona.
Giá hàng hóa thế giới sáng 7/5/2020

 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

24,26

+0,27

+1,13%

Dầu Brent

USD/thùng

29,96

+0,24

+0,81%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

22.710,00

+640,00

+2,90%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,96

+0,01

+0,57%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

88,95

+1,26

+1,44%

Dầu đốt

US cent/gallon

82,86

+0,46

+0,56%

Dầu khí

USD/tấn

235,50

+7,50

+3,29%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

32.060,00

-30,00

-0,09%

Vàng New York

USD/ounce

1.695,40

+6,90

+0,41%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.794,00

+11,00

+0,19%

Bạc New York

USD/ounce

15,08

+0,06

+0,40%

Bạc TOCOM

JPY/g

51,20

0,00

0,00%

Bạch kim

USD/ounce

758,56

+5,15

+0,68%

Palađi

USD/ounce

1.806,71

+2,81

+0,16%

Đồng New York

US cent/lb

234,50

-0,20

-0,09%

Đồng LME

USD/tấn

5.198,00

+40,00

+0,78%

Nhôm LME

USD/tấn

1.479,50

-5,00

-0,34%

Kẽm LME

USD/tấn

1.975,00

+57,00

+2,97%

Thiếc LME

USD/tấn

15.200,00

0,00

0,00%

Ngô

US cent/bushel

314,75

+0,50

+0,16%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

519,00

+1,50

+0,29%

Lúa mạch

US cent/bushel

290,75

-0,75

-0,26%

Gạo thô

USD/cwt

14,94

+0,05

+0,34%

Đậu tương

US cent/bushel

834,75

+2,25

+0,27%

Khô đậu tương

USD/tấn

288,60

+0,50

+0,17%

Dầu đậu tương

US cent/lb

25,96

+0,12

+0,46%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

466,10

+0,70

+0,15%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.363,00

-15,00

-0,63%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

110,60

-0,05

-0,05%

Đường thô

US cent/lb

10,27

-0,51

-4,73%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

119,35

+1,95

+1,66%

Bông

US cent/lb

54,68

+0,17

+0,31%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

341,50

-3,70

-1,07%

Cao su TOCOM

JPY/kg

153,10

+4,30

+2,89%

Ethanol CME

USD/gallon

1,07

+0,01

+0,75%

 

 

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg