Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm do giới đầu tư nghi ngại rằng thỏa thuận cắt giảm sản lượng kỷ lục của OPEC+ sẽ không đủ để bù đắp sự sụt giảm nhu cầu dầu toàn cầu do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent Biển Bắc giảm 1,36 USD, hay 4,1%, xuống 31,48 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 2,33 USD, hay 9,3%, xuống 22,76 USD/thùng.
OPEC và các đối tác, hay còn gọi là OPEC+, thông báo sẽ cắt giảm sản lượng lên đến 10 triệu thùng dầu/ngày bắt đầu từ tháng Năm tới. OPEC+ dự tính các nước sản xuất khác, trong đó có Mỹ, sẽ giảm thêm 5 triệu thùng/ngày nữa. Mức cắt giảm 10 triệu thùng/ngày nói trên là mức giảm mạnh nhất mà OPEC từng đạt được, nhưng Nga cho biết sẽ chỉ cắt giảm sản lượng nếu Mỹ cũng tham gia vào thỏa thuận này. Nga đã nhấn mạnh rằng Mỹ nói riêng phải làm nhiều hơn là chỉ để các lực lượng thị trường giảm sản lượng kỷ lục. OPEC cho biết sẽ hạ mức cắt giảm nói trên xuống 8 triệu thùng/ngày từ tháng 7-12/2020 và xuống 6 triệu thùng/ngày từ tháng 1/2021-4/2022.
Tuy nhiên, Mỹ không nói sẽ tham gia vào thỏa thuận này. Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho biết sản lượng dầu của Mỹ đang giảm vì giá dầu thấp buộc các công ty khai thác dầu đá phiến phải giảm số giàn khoan để cắt lỗ.
Trước đó, OPEC+ đã xem xét khả năng cắt giảm 15-20 triệu thùng/ngày, tương đương 15-20% nguồn cung toàn cầu. Khả năng cắt giảm sâu hơn như vậy đã khiến giá dầu có thời điểm tăng gần 10% trong phiên này.
Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, 10 triệu thùng/ngày tương đương khoảng 10% nguồn cung dầu toàn cầu. Giới chuyên gia cho rằng, kể cả Washington đồng ý cắt giảm sản lượng, thì tổng mức cắt giảm cùng chỉ bằng khoảng một nửa mức sụt giảm nhu cầu vốn đang ở mức 30% (tương đương 30 triệu thùng/ngày).
OPEC+ cho biết sẽ tổ chức một cuộc họp trực tuyến khác vào ngày 10/6 để đánh giá tình hình thị trường. Các bộ trưởng năng lượng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) dự kiến sẽ nhóm họp trong ngày 10/4.
Giá dầu giảm kỷ lục trong năm nay đã đe dọa sự ổn định của các quốc gia phụ thuộc vào dầu mỏ.
Cuộc chiến giá dầu, bắt đầu vào tháng 3 sau khi các cuộc đàm phán của OPEC+ trước đó sụp đổ, kéo dài đã một tháng nay. Mặc dù thời gian đó ngắn hơn nhiều so với những bất đồng tương tự từng xảy ra vào các năm 1986, 1998 và 2016, nhưng đã buộc rất nhiều công ty khai thác dầu đá phiến của Mỹ phải cắt giảm chi tiêu, sa thải công nhân và hủy bỏ các dự án. Trong khi đó, các quốc gia giàu có nhờ dầu mỏ cũng phải liên hệ với Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới để được giúp đỡ do gặp khó khăn về kinh tế khi giá dầu quá thấp.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng mạnh trong phiên vừa qua sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố gói hỗ trợ 2.300 tỷ USD.
Kết thúc phiên giao dịch, vàng giao ngay tăng 2,5% lên 1.686.85 USD/ounce, trong phiên có lúc đạt 1.690,03 USD/ounce, cao nhất kể từ ngày 9/3/2020; tính từ đầu tuần đến nay, giá đã tăng khoảng 4,2%. Vàng kỳ hạn tháng 6/2020 cũng tăng 4,1% lên 1.752,8 USD/ounce.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa công bố đợt cho vay mới với quy mô 2,3 nghìn tỷ USD nhằm thúc đẩy kinh tế Mỹ trong đại dịch virus corona, bao gồm thêm nhiều biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và người tiêu dùng, và lần đầu tiên, cho cả các bang, các thành phố và đô thị.
Fed cho biết ngân hàng trung ương đang thiết lập một chương trình thanh khoản đô thị với quy mô 500 tỷ USD dưới dạng các khoản vay và chương trình bảo vệ tín dụng 35 tỷ USD nhằm giúp chính phủ các bang và các địa phương khắc phục được khó khăn về dòng tiền do đại dịch virus corona gây ra. Thông qua chương trình cho vay này, Fed cho biết sẽ mua nợ ngắn hạn từ các bang và thủ đô Washington, từ các hạt với ít nhất 2 triệu dân và các thành phố với dân số ít nhất 1 triệu người. Ngoài ra, Fed cũng cho biết sẽ cung cấp tài chính cho các ngân hàng tham gia Chương trình Bảo vệ Tiền lương của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ. Bên cạnh đó, ngân hàng trung ương sẽ gia tăng chương trình cho vay thêm 600 tỷ USD dưới dạng các khoản vay dành cho các doanh nghiệp nhỏ trên Main Street cũng như khoản cấp vốn 75 tỷ USD từ Bộ Tài chính thông qua chương trình kích thích tài khóa CARES (Đạo luật Hỗ trợ và An ninh Kinh tế trong Đại dịch Covid-19).
Đồng thời, Fed cũng gia tăng quy mô của 3 chương trình cho vay khác mà cơ quan này đã thiết lập dành cho người tiêu dùng và doanh nghiệp thêm 850 tỷ USD và được bảo đảm bởi chương trình bảo vệ tín dụng từ Bộ Tài chính.
Về những kim loại quý khác, giá palađi tăng 0,25 lên 2.179,13 USD/ounce, bạch kim tăng 2,5% lên 748,10 USD/ounce và bạc tăng 2,6% lên 15,44 USD/ounce, tính từ đầu tuàn đến nay giá tăng 6%.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, hầu hết các kim loại cơ bản tăng giá trong phiên vừa qua, ngoại trừ nhôm vững giá. Lý do bởi số ca mới nhiễm Covid-19 chậm lại, làm dấy lên hy vọng dịch bệnh sắp qua đi.
Kết thúc phiên, giá đồng trên sàn London tăng 0,2% lên 5.010 USD/tấn, tính từ đầu tuần đến nay tăng 3,5%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 2/2019.
Kết quả điều tra của Reuters cho thấy, các nhà phân tích dự báo giá đồng sẽ trung bình 4.700 USD/tấn trong quý 2/2020, và 5.200 USD/tấn trong năm 2020.
Về các kim loại cơ bản khác, giá nhôm tăng 1,2% lên 1.482,5 USD/tấn, kẽm giảm 1% xuống 1.903 USD/tấn, nickel tăng 1,4% lên 11.670 USD/tấn, chì tăng 0,2% lên 1.722 USD/tấn và thiếc tăng 3,5% lên 14.905 USD/tấn.
Nhóm sắt thép cũng tăng giá trong phiên vừa qua. Quặng sắt tại Trung Quốc tăng do nhu cầu bổ sung dự trữ khi tồn trữ thép giảm trở lại trong tuần này, trong khi lợi nhuận của các nhà máy thép hồi phục có thể thúc đẩy giá mua quặng sắt. Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên tăng 3,3% lên 598 CNY (84,64 USD)/tấn, sau khi tăng 3,8% trong đầu phiên giao dịch. Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 3,9% lên 668 CNY/tấn, cao nhất trong 2 tuần.
Giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn Thượng Hải tăng 2,9% lên 3.322 CNY/tấn, trong phiên có lúc tăng 2,5% lên 3.306 CNY/tấn. Giá thép cuộn cán nóng tăng 1,9% lên 3.149 CNY/tấn. Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 6/2020 tăng 1,3% lên 12.295 CNY/tấn. Tồn trữ thép tại Trung Quốc trong tuần tính đến ngày 9/4/2020 giảm 4,6% so với tuần trước đó xuống 22,4 triệu tấn, công ty tư vấn Mysteel cho biết.
Trên thị trường nông sản, giá hầu hết cũng đi lên. Giá đậu tương và lúa mì tại Chicago đều tăng mạnh nhất trong 2 tuần, do đồng USD giảm khiến xuất khẩu ngũ cốc của Mỹ hấp dẫn hơn so với Nam Mỹ và khu vực Biển Đen. Đồng USD giảm 3,2% so với đồng RUB đã thúc đẩy triển vọng xuất khẩu lúa mì của Mỹ, trong khi giá đậu tương được hưởng lợi do đồng real Brazil tăng 1% so với đồng USD. Đậu tương kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 9 US cent lên 8,63-1/2 USD/bushel; tính chung cả tuần, giá đậu tương tăng 1,1% - tuần tăng thứ 3 liên tiếp trong 4 tuần. Giá ngô kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 1-3/4 US cent lên 3,31-3/4 USD/bushel; tính chung cả tuần giá ngô tăng 0,3%. Giá lúa mì kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 8-1/4 US cent lên 5,56-1/2 USD/bushel; từ đầu tuần đến nay giá tăng 1,3% - tuần tăng thứ 3 liên tiếp trong 4 tuần.
Giá đường tăng gần 3% do lo ngại chuỗi cung ứng và triển vọng nhu cầu tích cực của Mỹ.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn ICE tăng 0,06 US cent tương đương 0,6% lên 10,43 US cent/lb. Giá đường trắng giao cùng kỳ hạn trên sàn London tăng 9,1 USD tương đương 2,7% lên 348,5 USD/tấn.
Giá cao su tại Tokyo tăng phiên thứ 5 liên tiếp lên mức cao nhất hơn 2,5 tuần, do giá dầu tăng cao và kỳ vọng đại dịch Covid-19 sắp đạt mức đỉnh điểm. Cao su kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn TOCOM tăng 3,2 JPY lên 154,5 JPY (1,42 USD)/kg, trong phiên có lúc đạt 155,5 JPY/kg, cao nhất kể từ ngày 23/3/2020; cao su kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Thượng Hải tăng 90 CNY lên 10.100 CNY (1.430 USD)/tấn.
Giá cà phê giảm trong phiên vừa qua. Tại New York, cà phê arabica kỳ hạn tháng 5/2020 giảm 1,2 US cent tương đương 1% xuống 1,186 USD/lb; trong khi đó tại London, cà phê robusta kỳ hạn tháng 7/2020 giảm 11 USD tương đương 0,9% xuống 1.219 USD/tấn.Tại Indonesia, giá cà phê robusta loại 4 (80 hạt lỗi) tuần này chào bán ở mức cộng 250 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn London, tăng so với mức cộng 200-250 USD/tấn cách đây 1 tuần. Hoạt động giao dịch cà phê tại Việt Nam tạm thời gián đoạn do chính sách cách ly xã hội trong vòng 15 ngày để chống lại virus corona.
Giá hàng hóa thế giới sáng 10/4/2020

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

22,76

-2,33

-9,29%

Dầu Brent

USD/thùng

31,48

-1,36

-4,14%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

25.740,00

+170,00

+0,66%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,73

-0,05

-2,80%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

67,73

-0,07

-0,10%

Dầu đốt

US cent/gallon

97,26

-3,81

-3,77%

Dầu khí

USD/tấn

302,50

+4,75

+1,60%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

35.100,00

-1.090,00

-3,01%

Vàng New York

USD/ounce

1.752,80

+68,50

+4,07%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.847,00

+70,00

+1,21%

Bạc New York

USD/ounce

16,05

+0,85

+5,58%

Bạc TOCOM

JPY/g

53,50

+0,80

+1,52%

Bạch kim

USD/ounce

750,29

-0,47

-0,06%

Palađi

USD/ounce

2.156,34

-8,51

-0,39%

Đồng New York

US cent/lb

225,95

-0,05

-0,02%

Đồng LME

USD/tấn

5.019,50

+17,00

+0,34%

Nhôm LME

USD/tấn

1.479,50

+14,00

+0,96%

Kẽm LME

USD/tấn

1.901,00

-22,00

-1,14%

Thiếc LME

USD/tấn

14.958,00

+561,00

+3,90%

Ngô

US cent/bushel

336,75

+1,25

+0,37%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

557,50

+9,00

+1,64%

Lúa mạch

US cent/bushel

274,25

-1,25

-0,45%

Gạo thô

USD/cwt

14,52

+0,21

+1,43%

Đậu tương

US cent/bushel

863,50

+9,00

+1,05%

Khô đậu tương

USD/tấn

297,80

0,00

0,00%

Dầu đậu tương

US cent/lb

27,41

+0,23

+0,85%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

468,90

+0,80

+0,17%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.311,00

-61,00

-2,57%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

119,75

-1,15

-0,95%

Đường thô

US cent/lb

10,43

+0,06

+0,58%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

110,95

+5,75

+5,47%

Bông

US cent/lb

54,40

+0,46

+0,85%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

322,10

+18,00

+5,92%

Cao su TOCOM

JPY/kg

151,00

-3,50

-2,27%

Ethanol CME

USD/gallon

0,97

+0,04

+4,42%

 

 

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg