Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng mạnh khi nguồn cung dầu thô của Mỹ giảm mạnh trong tuần trước, trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Iran leo thang. Dầu ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 8/2019 tăng 1,55 USD, chốt phiên 26/6 ở mức 59,38 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao cùng kỳ tăng 1,44 USD, khép phiên ở mức 66,49 USD/thùng.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ ngày 26/6 cho biết, trong tuần kết thúc ngày 21/6, dự trữ dầu thô thương mại của Mỹ giảm 12,8 triệu thùng so với tuần trước đó. Ở mức 469,6 triệu thùng, dự trữ dầu thô của nước này vượt 5% so với mức trung bình 5 năm cho thời điểm này của năm. Nhập khẩu ròng dầu thô của Mỹ giảm 1,2 triệu thùng/ngày trong tuần trước. Xuất khẩu dầu thô tăng lên 3,8 triệu thùng/ngày, vượt kỷ lục trước đó 3,6 triệu thùng/ngày hồi tháng 2/2019. Dự trữ xăng giảm 996.000 thùng, trong khi dự trữ sản phẩm chưng cất giảm 2,4 triệu thùng. Dự trữ các sản phẩm này giảm tại thời điểm có tin tức nhà máy lọc dầu lớn nhất và lâu đời nhất ở Bờ Đông nước Mỹ sẽ đóng cửa sau một vụ cháy trong tuần trước.
Dự trữ dầu thô sụt giảm và nhà máy lọc dầu dừng hoạt động bổ sung thêm tình trạng không rõ ràng về nguồn cung bởi cuộc chiến ngôn từ giữa Washington và Tehran. Điều này thúc đẩy lo lắng rằng các chuyến dầu qua eo biển Hormuz, tuyến đường cung cấp dầu tấp nập nhất thế giới, có thể bị gián đoạn.
Sản lượng dầu trung bình của Nga là 11,15 triệu thùng/ngày trong 25 ngày đầu tháng 6 từ mức trung bình 11,04 triệu thùng/ngày trong 10 ngày đầu tháng.
Trong một tuyên bố đăng trên website chính thức ngày 26/6, Lãnh tụ tinh thần tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei cho rằng việc Mỹ đề nghị đàm phán với Iran là một sự "lừa dối", đồng thời khẳng định Iran sẽ không lùi bước trước các biện pháp trừng phạt mà Mỹ thông báo mới đây, điều đã gây ra những lo ngại về nguồn cung năng lượng toàn cầu.
Để tìm chiều hướng cho dài hạn hơn, các thị trường sẽ theo dõi cuộc họp của G20 vào cuối tuần này và tiếp theo là cuộc gặp của OPEC+ diễn ra vào ngày 1 – 2/7.
Giá khí tự nhiên của Mỹ giảm khi sản lượng gần mức cao kỷ lục và dự đoán chỉ thay đổi ít so với dự báo trước đó về nhu cầu đang tăng trong hai tuần tới.
Trong ngày giao dịch cuối cùng, hợp đồng khí tự nhiên giao tháng 7/2019 trên sàn giao dịch hàng hóa New York đóng cửa giảm 1,7 US cent hay 0,7% xuống 2,291 USD/mmBtu.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm do những dấu hiệu Cục dự trữ liên bang Mỹ sẽ không cắt giảm lãi suất mạnh trong tháng 7/2019, nhưng giá vẫn trêm mức tâm lý quan trọng 1.400 USD.
Chốt phiên giao dịch, giá vàng giao ngay giảm 0,8% xuống 1.411,21 USD/ounce. Vàng đã mất chuỗi tăng 6 phiên liên tiếp và cũng là một ngày giảm theo phần trăm lớn nhất trong hơn 2 tuần. Giá vàng kỳ hạn tháng 8/2019 trên sàn New York giảm 0,2% xuống 1.415,4 USD/ounce.
James Bullard, chủ tịch ngân hàng dự trữ liên bang St. Louis, được coi là một trong những chủ ngân hàng trung ương Mỹ ôn hòa nhất, đã khiến một số nhà đầu tư ngạc nhiên khi nói rằng việc cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản là quá nhiều. Lãi suất thấp hơn làm giảm chi phí cơ hội giữ vàng.
Mặc dù giá vàng giảm gần 30 USD từ mức cao nhất trong 6 năm, vàng vẫn tăng 8% từ đầu tháng tới nay. Động thái tiếp theo của vàng có thể được quyết định bởi kết quả cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trong hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản cuối tuần này.
Trong khi đó, nhu cầu vàng tại Ấn Độ có thể giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm do giá trong nước tăng lên mức cao kỷ lục làm giảm nhu cầu mua lẻ.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng đạt mức cao nhất trong 5 tuần sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin cho biết thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung đã hoàn thành được 90%, nhưng đà tăng bị hạn chế bởi USD mạnh lên và lo ngại về nhu cầu tại Trung Quốc, nước tiêu thụ hàng đầu thế giới này.
Giá đồng trên sàn giao dịch kim loại London kết thúc phiên giảm 0,9% xuống 5.988 USD/tấn. Trong đầu phiên giá đã chạm 6.063,5 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 21/5.
Đồng USD mạnh khiến các kim loại định giá bằng đồng tiền này đắt hơn cho các nhà nhập khẩu.
Đầu tháng này, nền kinh tế Trung Quốc đã phát đi những dấu hiệu cảnh báo khi tăng trưởng sản lượng công nghiệp trong tháng 5/2019 bất ngờ chậm lại, xuống mức thấp nhất trong hơn 17 năm và đầu tư hạ nhiệt. Nhu cầu với các kim loại cơ bản có tương quan cao với sản lượng công nghiệp. Trung Quốc chiếm gần một nửa nhu cầu kim loại công nghiệp toàn cầu, trong khi Mỹ tiêu thụ gần 10%.
Trung Quốc sẽ đưa thêm các biện pháp cắt giảm chi phí tài chính cho các công ty nhỏ, trong bối cảnh mong đợi kích thích kinh tế bổ sung từ Bắc Kinh để thúc đẩy tăng trưởng. Thêm kích thích để các công ty Trung Quốc thúc đẩy hoạt động kinh tế và nhu cầu kim loại tại quốc gia này.
Hợp đồng thép cây kỳ hạn tháng 10/2019 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đóng cửa tăng 0,9% lên 3.998 CNY/tấn. Trong phiên giá đã tăng 1,2% lên 4.013 CNY/tấn, cao nhất kể từ tháng 8/2011. Thép cuộn cán nóng đóng cửa tăng 0,3% lên 3.916 CNY/tấn, sau khi đạt kỷ lục 3.944 CNY/tấn trong đầu phiên giao dịch.
Giá quặng sắt Đại Liên giảm phiên thứ 3 liên tiếp do lo ngại về nguồn cung thắt chặt đã dịu đi, trong khi giá thép tiếp tục tăng một phần do việc cắt giảm sản lượng tại một số khu vực công nghiệp ô nhiễm nặng của Trung Quốc.
Lo lắng dịu đi một chút về tình trạng thiếu hụt quặng sắt toàn cầu (đã khiến giá giao ngay lên mức cao nhất 5 năm và giá kỳ hạn lên cao kỷ lục trong vài tuần gần đây) sau khi công ty khai thác mỏ Vale SA của Brazil khôi phục hoàn toàn hoạt động tại mỏ Brucutu.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa giảm 0,3% xuống 804 CNY (116,76 USD)/tấn, không quá xa mức đỉnh 837 CNY đã đạt được trong ngày 20/6/2019. Trong phiên có lúc giá đã giảm 3,4%.
Mặc dù mỏ Brucutu trở lại hoạt động, ngân hàng ANZ cho biết họ không mong đợi sản lượng của Vale tăng trong năm nay, dự đoán quặng sắt trên toàn cầu thiếu hụt 45 triệu tấn trong năm nay và 33 triệu tấn trong năm 2020.
Dự trữ quặng sắt tại các cảng của Trung Quốc giảm kể từ giữa tháng 4/2019 xuống mức thấp nhất trong 2,5 năm tính tới tuần trước. Bổ sung thêm áp lực giảm với giá quặng sắt là việc hạn chế sản lượng tại một số trung tâm sản xuất thép ở Trung Quốc nhằm giảm khí thải công nghiệp tiên tục cao. Việc hạn chế sản xuất tiếp tục củng cố giá thép kỳ hạn tại Trung Quốc (đã tăng 6 phiên liên tiếp).
Trên thị trường nông sản, cà phê arabica kỳ hạn tháng 9/2019 kết thúc phiên giảm 1,4 US cent hay 1,3% xuống 1,0605 USD/lb, sau khi tăng lên mức đỉnh 1,0820 USD, cao nhất kể từ ngày 4/6. Giá được hỗ trợ trong tuần này từ những lo ngại tới tiết lạnh ở Brazil, nhưng nguồn cung dồi dào toàn cầu tiếp tục gây sức ép cho thị trường.
Ricardo Santos, giám đốc điều hành của Riccoffee cho biết thị trường này đang điều chỉnh với đồng USD yếu hơn và đồng real mạnh hơn. Nông dân đang kiếm được ít hơn (từ tiền bán cà phê) và vì thế họ không muốn bán, không có gì là yếu tố cung cầu.
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 9/2019 đóng cửa giảm 21 USD hay 1,4% xuống 1.434 USD/tấn.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7 chốt phiên giảm 0,3 US cent hay 2,4% xuống 12,93 US cent/lb sau khi giảm xuống 11,98 US cent, mức thấp nhất trong hơn 3 tuần. Thị trường tập trung vào hợp đồng kỳ hạn tháng 7 hết hạn cuối tuần này, với lượng giao hàng dự kiến lớn, cho thấy nguồn cung dồi dào.
Tổ chức ngành mía đường Unica cho biết sản lượng đường tại khu vực sản xuất chính của Brazil trong nửa đầu tháng 6 vẫn dưới mức tại thời điểm này trong niên vụ trước.
Đường trắng kỳ hạn tháng 8 giảm 4,9 USD hay 1,5% xuống 319,2 USD/tấn.
Giá cao su tại Tokyo (TOCOM) tăng trong phiên giao dịch vừa qua, kết thúc chuỗi giảm 4 phiên liên tiếp, hầu hết các nhà đầu tư đứng ngoài lề do họ đợi cuộc gặp mặt giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình vào cuối tuần này.
Hợp đồng cao su TOCOM kỳ hạn tháng 12/2019 đóng cửa tăng 0,2 JPY lên 192,6 JPY (1,79 USD)/kg.
Ông Trump và Tập Cận Bình sẽ gặp nhau lần đầu tiên sau 7 tháng để thảo luận về mối quan hệ đang xấu đi giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nhưng triển vọng đạt được tiến bộ có vẻ mong manh do cả hai bên đã rút lui sau khi các cuộc đàm phán bị phá vỡ hồi tháng 5/2019.
Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải kết thúc phiên ổn định tại 11.615 CNY (1.687 USD)/tấn. Cao su TSR 20 kỳ hạn tháng 12/2019 tăng 0,2 JPY lên 158,4 JPY/kg.
Giá hàng hóa thế giới

 

Mặt hàng

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

59,38

+1,55

Dầu Brent

USD/thùng

66,49

+1,44

 

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

41.380,00

-20,00

-0,05%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,29

-0,02

-0,74%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

195,98

-1,06

-0,54%

Dầu đốt

US cent/gallon

196,51

-0,62

-0,31%

Dầu khí

USD/tấn

598,50

-0,75

-0,13%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

58.800,00

-80,00

-0,14%

Vàng New York

USD/ounce

1.412,30

-3,10

-0,22%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.861,00

+13,00

+0,27%

Bạc New York

USD/ounce

15,31

-0,06

-0,42%

Bạc TOCOM

JPY/g

52,70

-0,20

-0,38%

Bạch kim

USD/ounce

814,90

-1,41

-0,17%

Palađi

USD/ounce

1.526,67

+2,97

+0,19%

Đồng New York

US cent/lb

271,45

-0,10

-0,04%

Đồng LME

USD/tấn

5.988,00

-54,00

-0,89%

Nhôm LME

USD/tấn

1.820,00

+6,00

+0,33%

Kẽm LME

USD/tấn

2.506,00

-37,00

-1,45%

Thiếc LME

USD/tấn

18.780,00

-270,00

-1,42%

Ngô

US cent/bushel

455,50

+1,00

+0,22%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

548,75

+2,25

+0,41%

Lúa mạch

US cent/bushel

277,75

-1,00

-0,36%

Gạo thô

USD/cwt

11,43

+0,09

+0,75%

Đậu tương

US cent/bushel

919,75

+1,50

+0,16%

Khô đậu tương

USD/tấn

321,80

+0,60

+0,19%

Dầu đậu tương

US cent/lb

28,50

+0,06

+0,21%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

453,80

0,00

0,00%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.461,00

-3,00

-0,12%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

106,05

-1,40

-1,30%

Đường thô

US cent/lb

12,32

-0,25

-1,99%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

102,05

-2,85

-2,72%

Bông

US cent/lb

66,69

+0,30

+0,45%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

383,90

-9,90

-2,51%

Cao su TOCOM

JPY/kg

193,60

+1,00

+0,52%

Ethanol CME

USD/gallon

1,58

-0,02

-1,19%

Nguồn: VITIC/Bloomberg, Reuters

 

 

Nguồn: Vinanet