Trên thị trường năng lượng, giá dầu hồi phục trong phiên cuối tuần, kết thúc chuỗi 6 phiên giảm liên tiếp khi USD suy yếu và đồn đoán lượng dầu lưu kho giảm cũng hỗ trợ giá dầu.
Thị trường đặt cược người dân Anh sẽ bỏ phiếu ủng hộ việc ở lại EU trong cuộc bỏ phiếu vào ngày 23/6 tới đây cũng hỗ trợ giá dầu tăng trở lại.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) kỳ hạn giao tháng 7/2016 trên sàn New York tăng 1,77 USD, tương đương 3,8%, lên 47,98 USD/thùng. Tuy nhiên cả tuần giá vẫn giảm 1,09 USD, hay 2,2%, mức giảm tồi tệ nhất kể từ tuần đầu tiên của tháng 5.
Giá dầu Brent giao tháng 8/2016 trên sàn ICE Futures Europe tăng 1,98 USD, tương ứng 2,7%, lên 49,17 USD/thùng. Cả tuần giá giảm 1,37 USD, tương đương 2,7%, đánh dấu mức giảm tồi tệ nhất kể từ đầu tháng 5.

Giá dầu thô đang trong kỳ giảm dài nhất kể từ tháng 2, hiện giá chuẩn đã mất hơn 10% so với mức cao kỷ lục 8 tháng 52,86 USD đạt được một tuần trước.

Giá trị tài sản rủi ro trên toàn cầu đã hồi phục từ ngày 16/6 sau khi chiến dịch vận động tại Anh bị tạm ngừng do vụ sát hại nữ nghị sĩ Jo Cox ngay trước cuộc bỏ phiếu vào ngày 23/6 tới đây. Bà Cox là người ủng hộ việc Anh ở lại EU.
Với khả năng Anh rời EU giảm xuống, USD cũng suy yếu trong phiên 17/6. Chỉ số Đôla Wall Street Journal, theo dõi USD với 16 đồng tiền trong giỏ tiền tệ, giảm 0,5%. Dầu thô và các hàng hóa giao dịch bằng đồng bạc xanh thường tăng giá khi USD giảm.
Trái lại, bảng Anh tăng giá so với cả USD và yên do lo ngại về việc Anh ra khỏi EU trong cuộc bỏ phiếu tuần tới lắng dịu. Chốt phiên, bảng Anh tăng 1,1% so với USD lên 1,4359 USD/GBP và tăng 1% so với yên lên 149,58 JPY/GBP.
Bảng Anh tăng giá khi một số nhà đầu tư đặt cược rằng chiến dịch vận động bị tạm ngừng sẽ làm chậm lại đà của chiến dịch ra khỏi EU - đã được những thắng lợi nhất định trong các cuộc thăm dò gần đây. Theo số liệu của Betfair Group, tỷ lệ đặt cược về kết quả bỏ phiếu đã giảm khả nâng Anh rời EU xuống 33% hôm thứ Sáu so với 40% trước vụ sát hại nữ nghị sĩ Cox.
Bên cạnh đó, viễn cảnh ngắn hạn của thị trường dầu vẫn khá mù mịt do gián đoạn nguồn cung - yếu tố chính giúp giá dầu tăng trong thời gian qua - đang có dấu hiệu thay đổi. Canada đã tái khởi động các hoạt động sản xuất dầu thô sau nạn cháy rừng vừa qua và dự đoán khoảng 1,2 triệu thùng/ngày sẽ sớm quay lại thị trường.

Với mức giá hiện có thể mang lại lợi nhuận cho một số hãng dầu mỏ, số giàn khoan của Mỹ ghi nhận tuần thứ 3 tăng liên tiếp. Theo số liệu của Baker Hughes, số giàn khoan của Mỹ trong tuần kết thúc vào 17/6 tăng thêm 9 giàn lên 337 giàn.

Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tiếp tục tăng khi đồng USD giảm, kết thúc tuần thứ 3 liên tiếp tăng.

Giá vàng giao ngay tăng 1,2% lên 1.293,8 USD/ounce. Cả tuần giá vàng giao ngay tăng 1,5%. Tuy nhiên, giá vàng giao tháng 8/2016 giảm 0,3% xuống 1.294,8 USD/ounce.
Việc USD đã có phiên giảm mạnh nhất 2 tuần qua so với các đồng tiền chủ chốt trong giỏ tiền tệ, khiến tài sản định giá bằng đồng bạc xanh như vàng trở nên rẻ hơn đối với khách hàng sử dụng ngoại tệ.
Theo giới đầu tư thị trường có thể biến động mạnh vào tuần tới trước thêm cuộc bỏ phiếu của người dân Anh về việc đi hay ở lại EU vào ngày 23/6.
Ngân hàng trung ương Anh đã nâng cảnh báo về hậu quả của cuộc bỏ phiếu, cho rằng Brexit có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế toàn cầu và bảng Anh có thể suy yếu hơn nữa nếu “phe ủng hộ việc Anh rời EU” thắng cuộc.
Commerzbank cho rằng, tuần tới giá vàng có thể tiếp tục đà đi lên khi giới đầu tư đổ tiền vào kim loại quý này như tài sản trú ẩn an toàn trước những rủi ro tài chính.
Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 1,8% lên 17,44 USD/ounce, giá bạch kim tăng 0,3% lên 967,5 USD/ounce trong khi giá palladium giảm 0,3% xuống 529,75 USD/ounce.
Kim loại cơ bản cũng đang giảm giá do hoạt động bán kiếm lời. Theo Tổ chức Nghiên cứu Chì và Kẽm quốc tế, thị trường chì đã dư thừa 23.000 tấn trong 4 tháng đầu năm, sau khi thiếu hụt một năm trước đó. Tiêu thụ chì của Trung Quốc đã giảm 12% trong 4 tháng đầu năm nay, khiến nhu cầu toàn thế giới giảm 2,5% mặc dù tăng 8,8% ở châu Âu. Nguồn cung kẽm cũng vượt 24.000 tấn so với nhu cầu, mặc dù lượng dư thừa đã giảm gần 90% so với cùng kỳ năm trước.
Quặng sắt giảm giá tuần thứ 3 trong vòng 4 tuần qua do nhu cầu yếu từ Trung Quốc và giá thép giảm.
Quặng sắt giao ngay tại cảng Thiên Tân (Trung Quốc) giảm 3,6% trong tuần qua, xuống 50,20 USD/tấn.
Thép thanh trên sàn Thượng Hải giảm đã góp phần kéo giá quặng sắt giảm theo. Kết thúc tuần, giá thép thanh tại Thượng Hải ở mức 2.074 NDT (315 USD)/tấn. Trong phiên có lúc giá xuống chỉ 2.028 NDT, thấp nhất kể từ 6/6.

Trên thị trường nông sản, lo ngại về thời tiết ở Brazil tiếp tục hỗ trợ giá đường. Đường thô đã vọt lên mức cao kỷ lục 2 năm rưỡi bởi dự báo thị trường đang chuyển sang thiếu hụt sau 7 năm liên tiếp dư thừa.

Giá cà phê đồng loạt tăng trong phiên giao dịch cuối tuần. Cà phê robusta trên sàn London tăng 24-32 USD/tấn trong phiên cuối tuần, tính chung cả tuần đã tăng liên tiếp 2 tuần. Cà phê arabica trên sàn New York tăng 1,25-1,4 cent/trong phiên cuối tuần.
Theo Viện Cepea, lượng cà phê lưu kho của Brazil, hiện đang ở mức thấp nhất 4 năm, sẽ chưa thể hồi phục trong vụ tới do sản lượng Robusta không như mong đợi.
Tiêu thụ cà phê nội địa của Brazil, khoảng 20,5 triệu bao/năm, cùng với xuất khẩu - 30,4 triệu bao trong 10 tháng đầu niên vụ 2015-2016 - đã vượt quá sản lượng của vụ trước - khoảng 49,4 triệu bao theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
Lượng cà phê lưu kho của một số nước sản xuất chủ chốt khác trên thế giới cũng không cao.
Sản lượng cà phê của Việt Nam, nước sản xuất Robusta lớn nhất thế giới, được dự đoán giảm 30% trong niên vụ 2-16-2017.
Xuất khẩu cà phê của các nước châu Phi và Indonesia cũng có thể giảm trong niên vụ 2016-2017 do nhu cầu nội địa tăng.
Cepea cũng bày tỏ lo ngại về sản lượng Robusta của Brazil - nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới. Tính đến giữa tháng 5, năng suất Robusta của Brazil thấp hơn 25% so với trung bình hàng năm.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá 11/6

Giá 18/6

Giá 18/6 so với 17/6

Giá 18/6 so với 17/6 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

49,07

47,98

+1,77

+3,83%

Dầu Brent

USD/thùng

50,54

49,17

+1,98

+4,20%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

32.000,00

30.580,00

+860,00

+2,89%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,56

2,62

+0,04

+1,67%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

155,96

150,53

+4,00

+2,73%

Dầu đốt

US cent/gallon

151,60

148,17

+5,88

+4,13%

Dầu khí

USD/tấn

451,50

433,00

+9,50

+2,24%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

44.890,00

43.370,00

+750,00

+1,76%

Vàng New York

USD/ounce

1.275,90

1.294,80

-3,60

-0,28%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.359,00

4.317,00

+27,00

+0,63%

Bạc New York

USD/ounce

17,33

17,41

-0,20

-1,11%

Bạc TOCOM

JPY/g

59,30

57,80

0,00

0,00%

Bạch kim giao ngay

USD/t oz.

203,05

969,90

-0,80

-0,08%

Palladium giao ngay

USD/t oz.

4.510,00

534,60

-0,52

-0,10%

Đồng New York

US cent/lb

1.573,00

205,10

+0,30

+0,15%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

2.086,00

4.552,00

+17,00

+0,37%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

17.100,00

1.615,00

+11,00

+0,69%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

203,05

1.981,00

-8,00

-0,40%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

4.510,00

17.025,00

+20,00

+0,12%

Ngô

US cent/bushel

423,00

442,75

+12,25

+2,85%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

495,00

494,75

+10,00

+2,06%

Lúa mạch

US cent/bushel

201,75

225,25

+4,00

+1,81%

Gạo thô

USD/cwt

11,36

11,56

-0,02

-0,22%

Đậu tương

US cent/bushel

1.162,75

1.148,25

+29,00

+2,59%

Khô đậu tương

USD/tấn

409,30

405,30

+10,70

+2,71%

Dầu đậu tương

US cent/lb

32,76

32,60

+0,75

+2,35%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

525,50

518,10

+3,10

+0,60%

Cacao Mỹ

USD/tấn

3.099,00

3.066,00

+40,00

+1,32%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

136,95

142,85

+1,40

+0,99%

Đường thô

US cent/lb

19,73

19,90

+0,14

+0,71%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

167,55

167,05

+1,00

+0,60%

Bông

US cent/lb

65,07

65,92

+0,99

+1,52%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

306,10

298,00

-3,80

-1,26%

Cao su TOCOM

JPY/kg

151,20

154,80

+4,30

+2,86%

Ethanol CME

USD/gallon

1,66

1,68

+0,02

+0,96%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg