Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm nhẹ do đồng USD mạnh lên và lo ngại gia tăng khi dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Kết thúc phiên này, dầu Brent giảm 23 US cent (0,4%) xuống 54,87 USD/thùng, dầu Tây Texas Mỹ (WTI) giảm 19 US cent (0,4%) xuống 52,17 USD/thùng. So với ngày 13/1/2021, giá dầu hiện thấp hơn khoảng 3 USD/thùng.
Mấy tuần gần đây, giá dầu có xu hướng đi lên nhờ việc nhiều quốc gia triển khai tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 và việc Saudi Arabia bất ngờ lên kế hoạch cắt giảm mạnh sản lượng. Tuy nhiên, tốc độ tiêm phòng chậm chạp làm dấy lên nghi ngờ về khả năng các nền kinh tế có thể sớm hồi phục.
Nhà phân tích Eugen Weinberg của Commerzbank cho biết, những lo ngại về tăng trưởng kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra, đồng USD mạnh hơn và tâm lý nhà đầu tư bi quan khiến dầu Brent đang giao dịch thấp hơn khoảng 3 USD so với phiên 13/1.
Đồng USD mạnh lên 3 ngày liên tiếp lên mức cao nhất trong bốn tuần vào phiên 18/1 đã ảnh hưởng đến giá dầu thô. Dầu thường được định giá bằng đồng USD, vì vậy đồng USD tăng khiến giá dầu thô đắt hơn đối với người mua bằng các loại tiền tệ khác.
Nhà phân tích Tamas Varga của trung tâm PVM Oil nhận định những lo ngại về an ninh trước lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ trong tuần này cũng đang ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư.
Trên thị trườn kim loại quý, giá vàng tăng do những đồn đoán về gói kích thích bổ sung tại Mỹ càng làm nổi bật sức hấp dẫn của vàng như một công cụ chống lạm phát.
Cụ thể, giá vàng giao ngay tăng 0,5% lên 1.835,96 USD/ounce, sau khi giảm xuống 1.809,90 USD/ounce, mức thấp nhất kể từ ngày 2/12; vàng giao sau tăng 0,4% lên 1.836,50 USD/ounce.
Nhà phân tích Eugen Weinberg thuộc ngân hàng Commerzbank nhận định triển vọng về các biện pháp kích thích của chính phủ mới tại Mỹ và chính sách nới lỏng tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ là những nhân tố tiếp tục hỗ trợ giá vàng.
Tuần trước, Tổng thống đắc cử ở Mỹ Joe Biden đã công bố đề xuất gói kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp nước này ứng phó với đại dịch. Ông nhấn mạnh nền kinh tế Mỹ cần sự hỗ trợ khẩn cấp trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 gia tăng mạnh. Đây là kế hoạch kích thích kinh tế đầu tiên của Tổng thống đắc cử Joe Biden.
Chủ tịch Fed, Jerome Powell, hôm 14/1 cũng cho biết FED không có lý do gì để thay đổi lập trường thích ứng với các vấn đề kinh tế do đại dịch.
Tuy nhiên, chuyên gia Weinberg lưu ý sự mạnh lên của đồng USD đang gây áp lực lên giá vàng. Đồng USD đã chạm mức cao nhất trong bốn tuần so với rổ tiền tệ và làm giảm sự hấp dẫn của vàng đối với những nhà đầu tư nắm giữ đồng tiền khác.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng trong phiên vừa qua sau khi có thông tin kinh tế Trung Quốc - nước tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới – hồi phục mạnh mẽ. Theo đó, đồng kỳ hạn giao sua 3 tháng trên sàn London tăng 0,4% lên 7.978,5 USD/tấn.
Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,5% trong quý IV/2020 so với cùng quý năm trước đó, vượt mức dự báo của các nhà kinh tế là 6,1%.
Tuy nhiên, đà tăng bị giới hạn bởi số ca nhiễm virus Covid-19 đang gia tăng ở Trung Quốc, theo đó đã có 6 ngày liên tiếp số ca phát hiện trên 100 người.
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên và Singapore đều đạt mức cao nhất trong vòng 4 tuần sau số liệu cho thấy tăng trưởng GDP của Trung Quốc quý IV/2020 vượt dự báo, khiến các nhà đầu tư chuyển hướng tập trung vào triển vọng nhu cầu các nguyên liệu sản xuất thép.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Đại Liên phiên này tăng 2,5% lên 1.084,5 CNY (167,29 USD)/tấn, cao nhất kể từ 22/12. Trên sàn Singapore, quặng sắt cũng tăng giá thêm 1,3% lên 171,36 USD/tấn.
Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 6,5% trong quý IV/2020 so với cùng kỳ năm trước đó, và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm nay, làm phấn chấn tâm lý của nhà đầu tư, bắt chấp việc nước này đã mở rộng những hạn chế chống sự lây lan của dịch Covid-19.
Trên thị trường nông sản, giá ngô xuất khẩu của Ukraina đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 7 năm do nhu cầu tăng vọt giữa bối cảnh Argentina tạm dừng xuất khẩu ngô cho đến ngày 01/03 – thời điểm bắt đầu niên vụ mới tại nước này, để đảm bảo nguồn cung cho ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi trong nước, và Nga lên kế hoạch áp thuế xuất khẩu ngũ cốc. Argentina là nước xuất khẩu ngô lớn nhất thế giới. Thời tiết bất lợi đang khiến việc gieo trồng ngô ở nước này bị chậm lại. Trong khi đó Nga dự định đặt ra thuế xuất khẩu ngô là 25 EUR/tấn bắt đầu từ 15/3.
Giá chào bán ngô Ukraina từ đầu tháng 1/2021 đến nay đã tăng 23 – 26 USD/tấn, đạt kỷ lục cao 256 – 264 USD/tấn, FOB Biển Đen. Mức giá này cao hơn 6 – 10 USD/tấn so với kỷ lục trước đó – đạt được tháng 5/2014.
Ukraine chiếm khoảng 16% xuất khẩu ngũ cốc toàn cầu. Quốc gia này đã bán khoảng 57 triệu tấn ngũ cốc cho các khách hàng nước ngoài trong niên vụ 2019/20. Trong vụ hiện tại 2020/21, xuất khẩu ngũ cốc đến nay đã giảm 18% chỉ còn 27,2 triệu tấn, trong đó có 12,7 triệu tấn luấ mì, 10,3 triệu tấn ngô và 3,9 triệu tấn lúa mạch. Ước tính xuất khẩu trong cả niên vụ sẽ giảm xuống 44,18 triệu tấn do sản lượng giảm.
Trung Quốc, nước nhập khẩu nông sản hàng đầu thế giới, đã mua kỷ lục 11,3 triệu tấn ngô từ nước ngoài trong năm qua, trong đó riêng tháng 12 mua 2,25 triệu tấn.
Giá đường trắng kỳ hạn tương lai trên sàn London tăng lên mức cao nhất 3 năm rưỡi trong phiên vừa qua do hoạt động mua mạnh giữa bối cảnh nguồn cung bị thắt chặt. Theo đó, đường trắng kỳ hạn tháng 3/2021 tăng 5,8 USD (1,3%) lên 467,5 USD/tấn vào lúc đóng cửa, sau khi có thời điểm đạt 468,7 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 5/2017.
Thị trường giao dịch đường thô New York đóng cửa nghỉ Lễ Martin Luther King Jr. Day.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 3 giảm 10 USD (0,7%) xuống 1.343 USD/tấn do dự đoán lượng bán ra từ Việt Nam – nước sản xuất robusta hàng đầu thế giới – sẽ tăng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Thị trường giao dịch cà phê arabia (New York) đóng cửa nghỉ Lễ Martin Luther King Jr. Day.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản tăng sau khi kết quả khảo sát doanh nghiệp cho thấy các cơ sở sản xuất của nước này đang khôi phục hoạt động, có thể kéo theo đầu tư tăng, thúc đẩy kinh tế phát triển. Cao su kỳ hạn tháng 6/2021 trên sàn Osaka tăng 1,1 JPY (0,5%) lên 244,2 JPY/kg. Trên sàn Thượng Hải, giá cao su kỳ hạn tháng 5/2021 cũng tăng 1,8% lên 14.770 CNY/tấn.
Giá hàng hóa thế giới sáng 19/1/2021

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

52,29

-0,07

-0,13%

Dầu Brent

USD/thùng

54,99

+0,24

+0,44%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

34.970,00

+270,00

+0,78%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,65

-0,08

-3,03%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

152,48

-0,36

-0,24%

Dầu đốt

US cent/gallon

159,02

-0,27

-0,17%

Dầu khí

USD/tấn

454,00

+0,50

+0,11%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

49.520,00

+400,00

+0,81%

Vàng New York

USD/ounce

1.838,60

+8,70

+0,48%

Vàng TOCOM

JPY/g

6.154,00

+19,00

+0,31%

Bạc New York

USD/ounce

25,25

+0,38

+1,52%

Bạc TOCOM

JPY/g

84,60

+0,30

+0,36%

Bạch kim

USD/ounce

1.099,73

+14,23

+1,31%

Palađi

USD/ounce

2.377,98

+5,76

+0,24%

Đồng New York

US cent/lb

362,10

+1,90

+0,53%

Đồng LME

USD/tấn

7.971,50

+22,50

+0,28%

Nhôm LME

USD/tấn

1.972,00

-19,00

-0,95%

Kẽm LME

USD/tấn

2.682,50

-16,50

-0,61%

Thiếc LME

USD/tấn

21.235,00

+135,00

+0,64%

Ngô

US cent/bushel

528,00

-3,50

-0,66%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

682,25

+6,75

+1,00%

Lúa mạch

US cent/bushel

366,00

0,00

0,00%

Gạo thô

USD/cwt

13,13

+0,01

+0,08%

Đậu tương

US cent/bushel

1.397,50

-19,25

-1,36%

Khô đậu tương

USD/tấn

454,90

-8,30

-1,79%

Dầu đậu tương

US cent/lb

41,64

-0,21

-0,50%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

681,90

-2,10

-0,31%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.527,00

+27,00

+1,08%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

128,15

+0,80

+0,63%

Đường thô

US cent/lb

16,45

-0,22

-1,32%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

121,85

-2,15

-1,73%

Bông

US cent/lb

81,16

+0,46

+0,57%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

662,90

-20,10

-2,94%

Cao su TOCOM

JPY/kg

163,00

+0,60

+0,37%

Ethanol CME

USD/gallon

1,70

-0,04

-2,24%

 

 

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg