NÔNG SẢN
Giá đậu tương đóng cửa với mức thay đổi không đáng kể khi chỉ thấp hơn chưa đến 1 cents so với mức tham chiếu.
Khô đậu và dầu đậu tiếp tục biến động trái chiều nhau khi giá đậu tương đi ngang. Mặc dù giá dầu cọ giảm do tác động từ các số liệu xuất khẩu tiêu cực của nước này trong tháng 10, tuy nhiên mức tăng của dầu thô và nguồn cung thiếu hút vẫn tác động tích cực đến giá dầu đậu. Qua đó, khiến cho khô đậu gặp sức ép bán lớn và không giữ được mức hỗ trợ quan trọng 330 USD.
Sắc xanh được duy trì đối với ngô và đây cũng là lần đầu tiên kể từ tháng 4 mặt hàng này đánh dấu 7 tăng phiên liên tiếp.
Giá mì tiếp tục nối dài đà tăng của cuối tháng, với mức tăng vọt hơn 3% và đạt mức cao nhất kể từ năm 2013 cho tới nay.

NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHIỆP
Hai mặt hàng cà phê nối dài đà tăng với giá Arabica tăng 2.3% lên 208.7 cents/pound, còn giá Robusta tăng 2.5% lên 2269 USD/tấn.
Giá đường cũng tiếp tục tăng trung bình 0.5% trong phiên giao dịch đầu tuần với hợp đồng đường 11 tháng 12 đóng cửa ở mức 19.37 cents/pound, hợp đồng đường trắng tháng 3/2022 tăng lên 511.2 USD/tấn.
Giá bông tiếp tục lập đỉnh mới với mức tăng 4.3% lên 119.8 cents/pound. Những yếu tố thúc đẩy đà tăng mạnh mẽ của thị trường bông trong 2 tháng nay có thể xuất phát từ những cơn mưa lớn ở Mỹ làm giảm chất lượng bông được thu hoạch và những lo ngại xung quanh sản lượng bông ở Ấn Độ.

KIM LOẠI
Các mặt hàng kim loại đồng loạt tăng nhẹ vào phiên giao dịch đầu tuần. Giá bạc tăng 0.5% lên 24.073 USD/ounce, còn giá bạch kim đóng cửa tăng mạnh 4.6% lên 1067 USD/ounce.
Giá đồng cũng tăng nhẹ 0.6% lên 4.395 USD/pound, tuy nhiên, mức tăng này không phản ánh tín hiệu tích cực của thị trường, khi giá đồng vẫn gặp sức ép đến từ các số liệu tiêu cực ở Trung Quốc.
Trái lại, so với sự hồi phục tích cực của nhóm kim loại nói chung, giá quặng sắt tiếp tục giảm mạnh 4% về mốc 100 USD/tấn, mức thấp nhất trong vòng 2 tháng. Giá quặng sắt đạt chuẩn trên Sở Đại Liên giảm 5.7% xuống 96,68 USD/tấn.

NĂNG LƯỢNG
Kết thúc phiên giao dịch, giá WTI tăng 0.57% lên 84.05 USD/thùng, giá Brent tăng 1.18% lên 84.71 USD/thùng.
Lo ngại về nguồn cung dầu ngày một tăng khi thị trường kỳ vọng nguồn cung dầu sẽ không bắt kịp với nhu cầu. Sự thành công của quá trình tiêm chủng vắc-xin chống COVID-19 đang thúc đẩy các nước châu Á mở cửa trở lại sau một thời gian dài phong toả, trong khi Mỹ và châu Âu thúc đẩy các chuyến du lịch quốc tế.
Giá khí tự nhiên tiếp tục suy yếu do dự báo tồn kho tăng lên mức 3.6 nghìn tỷ feet khối trong đầu tháng 11, đảm bảo nguồn cung cho thị trường Mỹ trong mùa đông.

Nguồn: Vinanet/VITIC/MXV