• NÔNG SẢN

Đóng cửa phiên giao dịnh ngày 08/09, các mặt hàng ngũ cốc và hạt lấy dầu trên sở CBOT đều quay đầu giảm nhẹ sau khi hồi phục trong phiên sáng.
Cả 3 mặt hàng trong nhóm đậu tương đều có mức thay đổi không đáng kể so với phiên trước đó. Chất lượng đậu tương tăng nhẹ 1% lên mức 57% diện tích đạt tốt – tuyệt vời trong báo cáo Crop Progress. Ngược lại, theo hãng tin Reuters, việc phục hồi các hoạt động vận chuyển ngũ cốc từ Mỹ tới các nước châu Á sẽ phải đối mặt với sự chậm trễ trong ít nhất 1 tháng nữa do ảnh hưởng của cơn bão Ida. Thông tin này đã tác động bullish tới đậu tương và thu hẹp mức giảm của giá.
Nhập khẩu dầu thực vật tại Ấn Độ có thể giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 6 năm do sự bùng phát của Covid-19 và giá các loại dầu thực vật tăng cao là yếu tố chính gây sức ép lên giá dầu đậu tương. Giá khô đậu tương vẫn duy trì ở mức đóng cửa hôm trước.
Giá ngô giảm nhẹ 0.1% bất chấp mức tăng mạnh khi mở cửa do chất lượng ngô tiếp tục giảm trong tuần trước. Ngược lại, lũy kế xuất khẩu ngô của Ukraine đạt 1.28 triệu tấn, cao hơn so với cùng kỳ niên vụ trước là thông tin “bearish” và góp phần khiến giá ngô đảo chiều.
Lúa mì đóng cửa với mức giảm mạnh nhất do ở Canada, tồn kho lúa mì cuối tháng 7 đạt 5.7 triệu tấn, tăng 3.7% so với cùng kỳ năm trước và cũng cao hơn dự báo 4.8 triệu tấn của Reuters, bất chấp hoạt động xuất khẩu tích cực của nước này. Điều này cũng góp phần tạo áp lực lên giá lúa mì trong phiên hôm qua.
tong hop cac ban tin
• NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHIỆP
Sắc đỏ quay trở lại với thị trường cà phê khi hợp đồng Arabica kỳ hạn tháng 12 giảm gần 2% còn 190.2 cents/pound, hợp đồng Robusta kỳ hạn tháng 11 cũng đóng cửa với mức giảm 1.14% còn 2078 USD/tấn. Sau chuỗi tăng mạnh vừa qua, một phiên giảm điều chỉnh là điều cần thiết trên thị trường. Bên cạnh đó, giá cà phê cũng gặp nhiều áp lực từ sự gia tăng của đồng USD. Chỉ số Dollar Index tăng lên 92.7 điểm, mức cao nhất trong vòng 1 tuần.
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cũng công bố số liệu cung cầu trong tháng 8 vừa qua. Sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2020/21 sẽ đạt gần 170 triệu bao, tăng 0.4% so với niên vụ trước. Trong khi sản lượng cà phê Arabica thế giới dự kiến sẽ tăng 2.3% và đạt gần 100 triệu bao, sản lượng cà phê Robusta có thể sẽ giảm 2.1% đạt 70.4 triệu bao.
tong hop cac ban tin
• KIM LOẠI
Sắc đỏ vẫn áp đảo trên bảng giá của các mặt hàng kim loại. Giá bạc giảm 1.3% còn 24.05 USD/ounce, giá bạch kim cũng đóng cửa với mức giảm gần 2% còn 976 USD/ounce. Số liệu cơ hội việc làm của JOLTs tăng mạnh hơn so với dự báo lên gần 11 triệu việc làm khiến cho đồng USD được hỗ trợ và tăng trở lại. Chỉ số Dollar Index tăng lên 92.7 điểm, mức cao nhất trong vòng 1 tuần. Giá cả hai mặt hàng kim loại quý đều giảm trước sức ép của đồng bạc xanh. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng liên tiếp tăng trong 1 tuần gần đây trước những lo ngại về biến thể Delta cũng khiến cho thị trường kim loại quý chịu áp lực chia sẻ dòng vốn.
Ở thị trường kim loại cơ bản, giá đồng tiếp tục giảm 1.13% còn 4.23 USD/pound. Trước sức ép từ đồng USD và tâm lý tiêu cực sau khi các số liệu công nghiệp ở Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc đều suy yếu trong tháng 8, giá đồng vẫn chưa thể lấy lại đà tăng. Xuất khẩu đồng trong tháng 8 của Chile vẫn tăng 40.5% về giá trị so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên, trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh còn phức tạp, giá đồng có thể sẽ tiếp tục giảm.
Giá Quặng sắt quay đầu giảm mạnh 3% còn 134.7 USD/tấn. Mức tăng của phiên thứ 3 số liệu nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc trong tháng 8 dường như chỉ là một mức tăng điều chỉnh. Giá quặng sắt được dự đoán sẽ khó có thể phục hồi lại mức đỉnh như hồi tháng 5 do các chính sách kiểm soát đầu ra của Bắc Kinh và nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh do sự lây lan của biến thể Delta.Quặng sắt là kim loại duy nhất đóng cửa với sắc xanh bằng mức tăng 3.4% lên 138.75 USD/tấn. Không ảm đạm như thị trường Đồng, giá Quặng sắt bật tăng trở lại nhờ tin tức nhập khẩu Quặng sắt của Trung Quốc trong tháng 8 tăng 10.1% so với tháng 7, bất chấp việc Chính phủ thực hiện các biện pháp hạn chế sản lượng thép. Hợp đồng Quặng sắt trên sàn Đại Liên cũng tăng 1.1% lên 118 USD/tấn. Tuy nhiên, chưa thể khẳng định xu thế tăng của giá Quặng sắt đã được hồi phục.
tong hop cac ban tin
• NĂNG LƯỢNG
Giá dầu bật tăng trở lại trong phiên hôm qua sau những lo ngại về nguồn cung. Kết thúc phiên giao dịch, WTI tăng 1.39% lên 69.3 USD/thùng, Brent tăng 1.27% lên 72.6 USD/thùng.
Hơn 10 ngày sau khi cơn bão Ida đổ bộ vào đất liền bang Louisiana, hơn 75% sản lượng dầu thô tại vịnh Mexico, tương đương 1.3 triệu thùng/ngày vẫn chưa được khôi phục, theo thông báo của Cục An toàn và Thực thi Môi trường Mỹ. Trong khi đó, tại Báo cáo Triển vọng Năng lượng Ngắn hạn hôm qua, mặc dù EIA hạ dự báo nhu cầu dầu thô xuống 97.38 triệu thùng/ngày, thấp hơn 250,000 thùng/ngày so với con số đưa ra trong tháng 8, tuy nhiên, nguồn cung tại OPEC và các nhà sản xuất khác cũng sẽ giảm tương ứng do tác động của dịch COVID-19.
Theo báo cáo của Viện Dầu khí Mỹ API sáng nay, tồn kho dầu thô và xăng đồng loạt giảm mạnh trong tuần kết thúc ngày 03/09. Thông tin này sẽ hỗ trợ đà tăng của giá trong sáng nay, trước khi báo cáo tối nay của EIA đưa ra dữ liệu chính thức.
Giá khí tự nhiên bật tăng mạnh 7.57% lên 4.914 USD/MMBTu sau phiên giảm điều chỉnh lần trước. Trong phiên, đã có lúc giá chạm mốc 5 USD/MMBTu, sau khi sản lượng tại Na Uy suy giảm do các nhà máy bước vào thời kỳ bảo trì.
tong hop cac ban tin

Nguồn: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)