Năng lượng: Giá dầu giảm trong tuần
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên cuối tuần nhưng tính chung cả tuần giảm, sau khi Iran hạ đánh giá về vụ việc lãnh thổ của họ bị tấn công, một dấu hiệu cho thấy có thể tránh được sự leo thang căng thẳng ở Trung Đông.
Kết thúc phiên này, dầu Brent tăng 18 cent, tương đương 0,21%, lên 87,29 USD/thùng, trong khi dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 41 US cent, tương đương 0,5%, lên 83,14 USD/thùng.
Cả hai hợp đồng đều tăng hơn 3 USD/thùng lúc đầu phiên sau khi nghe thấy các tiếng nổ ở thành phố Isfahan của Iran mà một số nguồn tin mô tả là từ một cuộc tấn công của Israel. Tuy nhiên, giá sau đó đã hạ xuống sau khi Tehran giảm nhẹ đánh giá về vụ việc và cho biết họ không có kế hoạch trả đũa.
Tim Snyder, chuyên gia kinh tế tại Matador Economics, cho biết: “Đó chẳng qua là một màn trình diễn lớn, và do đó thị trường dầu hạ nhiệt nhanh chóng sau khi tăng vọt”.
Các nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ phản ứng của Israel kể từ khi nước này bị một cuộc tấn cong bằng máy bay không người lái và tên lửa hôm 13/4, sau sau vụ việc đại sứ quán Iran ở Damascus bị một cuộc không kích vào ngày 1/4. Iran là nước sản xuất dầu lớn thứ ba trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), theo dữ liệu của Reuters.
Các phương tiện truyền thông đưa tin Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự kiến OPEC+ sẽ bắt đầu tăng sản lượng dầu từ tháng 7. Các thành viên OPEC+, dẫn đầu là Saudi Arabia và Nga, tháng trước đã đồng ý gia hạn cắt giảm sản lượng tự nguyện 2,2 triệu thùng/ngày cho đến cuối tháng 6. Điều đó đã giúp giữ giá dầu ở mức cao. Tuy nhiên, các nhà đầu tư không loại trừ khả năng căng thẳng Trung Đông sẽ làm gián đoạn nguồn cung.
Các nhà phân tích của Goldman Sachs và Commerzbank hôm thứ Sáu đã nâng dự báo giá dầu thô Brent, có tính đến căng thẳng địa chính trị cũng như triển vọng nhu cầu gia tăng và nguồn cung hạn chế của OPEC và các đồng minh (OPEC+).
Nhà phân tích Giovanni Staunovo của UBS cho biết: “Nhu cầu dầu đang tăng với tốc độ lành mạnh và nguồn cung sẽ bị hạn chế do việc gia hạn cắt giảm sản lượng tự nguyện của OPEC+”.
Các công ty năng lượng Mỹ trong tuần này đã bổ sung số giàn khoan dầu và khí tự nhiên lần đầu tiên sau 5 tuần. Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho biết số giàn khoan dầu và khí đốt, một chỉ báo sớm về sản lượng tương lai, đã tăng 2 giàn lên 619 giàn trong tuần tính đến ngày 19 tháng 4.
Kim loại quý: Giá vàng tăng tuần thứ 5 liên tiếp do rủi ro Trung Đông rình rập
Giá vàng tăng trong phiên thứ Sáu, kết thúc tuần thứ 5 liên tiếp tăng do lo ngại Iran và Israel trả đũa nhau kích hoạt nhu cầu mua vàng để bảo toàn nguồn vốn.
Kết thúc phiên này, vàng giao ngay tăng 0,7% lên 2.395,15 USD/ounce, đầu phien có lúc đạt 2.417,59 USD/ounce. Vàng kỳ hạn tháng 6 tăng 0,7% lên 2.413,8 USD.
Tính chung cả tuần, giá vàng tăng 2,2%, là tuần thứ 5 liên tiếp tăng.
David Meger, giám đốc giao dịch tại High Ridge Futures, cho biết: “Tình hình căng thẳng ở Trung Đông tăng/giảm đã chi phối thị trường vàng. Nếu căng thẳng dịu lại, vàng sẽ giảm xuống, và ngược lại”.
“Tuy nhiên, về lâu dài, xu hướng tăng của vàng sẽ tiếp tục do Cục Dự trữ Liên bang có thể không cắt giảm lãi suất ngay như thị trường kỳ vọng”.
Các quan chức Fed đã thống nhất quan điểm rằng không cần thiết phải cắt giảm lãi suất. Thị trường hiện dự đoán khoảng 67% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Lãi suất tăng cao làm giảm sức hấp dẫn của việc nắm giữ vàng không sinh lãi.
Công ty nghiên cứu Antaike cho hay vàng, vốn đã đạt được mức tăng mạnh trong năm nay, sẽ tăng hơn nữa nhờ triển vọng nhu cầu mạnh mẽ của Trung Quốc và những bất ổn vĩ mô.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 1,6% trong phiên thứ Sáu, lên 28,66 USD. Bạch kim giao ngay giảm 0,4% xuống 931,22 USD và palladium giảm 0,6% xuống 1.016,91 USD. Cả hai kim loại đều giảm trong tuần qua.
HSBC hạ dự báo giá trung bình năm 2024 đối với bạch kim xuống còn 1.055 USD/ounce từ mức 1.105 USD và palladium xuống 1.095 USD/ounce từ mức 1.138 USD.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng loạt tăng
Giá đồng tăng lên mức cao nhất gần hai năm khi các quỹ mở rộng lực mua do lo ngại về nguồn cung, trong khi niken tăng sau thông tin chính phủ Trung Quốc mua dự trữ.
Kết thúc phiên thứ Sáu, giá đồng kỳ hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 1,4% lên 9.866 USD/tấn, sau khi chạm 9.913,50 USD, mức cao nhất kể từ tháng 4/2022. Kim loại được sử dụng trong điện và xây dựng đã tăng 16% trong hai tháng qua.
Alastair Munro, chiến lược gia cấp cao về kim loại cơ bản tại nhà môi giới Marex, cho biết: “Các chủ đề chính trên thị trường vẫn giữ nguyên. Tháng 4 đã chứng kiến dòng tiền ồ ạt chảy vào không gian hàng hóa”.
Ngân hàng Citi dự đoán giá đồng có thể lên tới 10.500 USD/tấn, trung bình quý 2 và 3/2024 dự kiến là 10.000 USD/tấn. “Về sự cân bằng rủi ro, hiện tại chúng tôi thấy đà tăng hiện tại sẽ tiếp tục trong ba tháng tới,” Citi cho biết.
Giá niken đạt mức cao nhất 7 tháng do kế hoạch mua dự trữ của chính phủ Trung Quốc và lo lắng về tình trạng nguồn cung từ nước xuất khẩu hàng đầu thế giới - Indonesia – bị thắt chặt và thông tin trên thị trường về việc chính phủ Trung Quốc đang mua để dự trữ. Niken kỳ hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 3,7% lên 19.250 USD/tấn, trước đó đã đạt 19.440 USD, mức cao nhất kể từ tháng 9.
Giá nhôm trên sàn LME cũng tăng 1,7% lên 2.660 USD/tấn khi thị trường xem xét các động thái của Washington và London nhằm cấm LME và Chicago Mercantile Exchange (CME) chấp nhận nhôm, đồng và niken mới do Nga sản xuất.
Giá thiếc trên sàn LME tăng 4,5% lên mức cao nhất trong 22 tháng là 35.505 USD/tấn, nối dài đà tăng mạnh trong tuần này nhờ lực mua quỹ và lo ngại về nguồn cung, kẽm tăng 1,6% lên 2.856 USD/tấn và chì tăng 1,7% lên 2.217,50 USD.
Tính chung trong tuần qua, giá các kim loại cơ bản đều tăng.
Đối với kim loại đen, giá quặng sắt giảm ở phiên cuối tuần n hưng tính chung cả tuần tăng tuần thứ hai liên tiếp khi nhu cầu được cải thiện ở nước tiêu thụ hàng đầu Trung Quốc.
Giá quặng sắt giao tháng 9 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) của Trung Quốc chốt phiên thứ 6 giảm 0,34% còn mức 871 nhân dân tệ (120,30 USD)/tấn; song tính chung cả tuần tăng 5,3% trong tuần.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 5 trên Sàn giao dịch Singapore giảm 0,12% xuống 116,7 USD/tấn, nhưng tính chung cả tuần cũng tăng 5,1%.
Pei Hao, nhà phân tích tại công ty môi giới Freight Investor Services (FIS) có trụ sở tại Thượng Hải, cho biết: “Việc thấy giá quặng ổn định là điều bình thường sau khi ghi nhận mức tăng đáng kể trong hai tuần qua. Một số nhà giao dịch thanh lý một phần vị thế mua để chốt lợi nhuận”.
Dữ liệu từ công ty tư vấn Mysteel cho thấy sản lượng kim loại nóng trung bình hàng ngày của các nhà máy thép được khảo sát đã tăng tuần thứ ba liên tiếp, tăng 0,7% so với tuần trước lên 2,26 triệu tấn tính đến ngày 19 tháng 4, trong khi lợi nhuận tăng lên 48,48% từ 38%.
Tuy nhiên, mức tăng giá hơn 15% từ đầu tháng đến nay đã làm dấy lên lo ngại rằng cơ quan hoạch định chính sách nhà nước của Trung Quốc có thể can thiệp để kiềm chế đà tăng.
Ông Pei của FIS cho biết: “Giá nguyên liệu thô tăng đáng kể so với giá thép sẽ làm giảm lợi nhuận của các nhà máy, làm giảm nhu cầu mua nguyên liệu thô bao gồm quặng sắt của họ, do đó cũng làm giảm giá tương ứng”.
Nông sản: Giá cà phê tăng, ngũ cốc và cao su giảm trong tuần
Phiên cuối tuần, giá ngô và đậu tương Mỹ tăng do căng thẳng địa chính trị gia tăng thúc đẩy hoạt động mua vào sau khi các hợp đồng tham chiếu ở cả hai thị trường giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 6 tuần. Trong khi đó, giá ngô kỳ hạn được hỗ trợ nhờ thông tin Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ sẽ tạm thời tăng bán xăng pha trộn với tỷ lệ ethanol tăng trong mùa hè này.
Kết thúc phiên, giá ngô kỳ hạn tháng 7 trên Sàn Thương mại Chicago tăng 6-3/4 cent lên 4,43 USD/bushel; đậu tương giao cùng kỳ hạn tăng 16-3/4 cent lên 11,65-3/4 USD/bushel, tăng sau khi giảm xuống 11,45-3/4 USD, mức thấp nhất của hợp đồng kể từ ngày 29/2; lúa mì tăng 13-3/4 cent lên 5,66-3/4 USD/bushel.
Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá cả 3 nông sản Mỹ đều giảm.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 5 phiên cuối tuần tăng 0,14 cent, tương đương 0,7%, lên 19,73 cent/lb, phục hồi một phần sau khi chạm mức thấp nhất 16 tháng vào thứ Tư. Đường trắng kỳ hạn tháng 8 giảm 0,9% xuống 563,50 USD/tấn.
USDA dự báo vụ mía mới của Brazil sẽ giảm 8,5%, trong khi sản lượng đường của Ấn Độ sẽ có sự cải thiện. Sản lượng đường của Thái Lan dự kiến sẽ giảm 21,2% trong niên vụ sản xuất 2023-2024 hiện tại, Văn phòng Ủy ban Mía đường nước này cho biết.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 phiên thứ Sáu tăng 18 USD, tương đương 0,4%, lên 4.080 USD/tấn, sau khi lập kỷ lục 4.292 USD vào thứ Năm. Tính chung cả tuần, giá tăng 6%.
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 tăng 0,3% lên 2,3185 USD/lb, sau khi chạm mức cao nhất kể từ tháng 2/2022 là 2,4540 USD vào thứ Năm.
Người trồng cà phê ở Việt Nam đang trữ hàng lại không bán ra bởi dự đoán giá sẽ tăng hơn nữa, trong khi triển vọng vụ mùa tới tiếp tục xấu đi do điều kiện thời tiết khô hạn.
Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Nhật Bản tăng trở lại trong phiên cuối tuần sau hai ngày giảm trước đó, được thúc đẩy bởi giá dầu vững tăng.
Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá giảm trong bối cảnh nguồn cung cao su dồi dào và nhu cầu yếu.
Kết thúc phhieen, giá cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn Osaka tăng 1,2 yên, tương đương 0,39%, lên 310,8 yên (2,01 USD)/kg. Tính chung cả tuần, giá giảm 1,55%, đánh dấu tuần giảm thứ ba liên tiếp.
Cao su kỳ hạn tháng 9 trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải (SHFE) phiên này tăng 15 nhân dân tệ lên 14.565 nhân dân tệ (2.011,60 USD)/tấn; hợp đồng giao tháng 5/2024 trên Sàn Singapore tăng 0,62% lên 162 US cent/kg.
Điều kiện thời tiết tốt hơn tại các khu vực sản xuất cao su của Trung Quốc và việc bắt đầu thu hoạch cao su ở nước ngoài có thể khiến nguồn cung cao su tươi trong ngắn hạn tăng vừa phải, công ty tư vấn Longzhong có trụ sở tại Trung Quốc cho biết, và thêm rằng tồn kho cao su ở Trung Quốc cao và mức tiêu thụ ở hạ nguồn thấp cũng đang gây áp lực lên giá.
Giá hàng hóa thế giới:
|
ĐVT
|
Giá 12/4
|
Giá 19/4
|
19/4 so với 18/4
|
19/4 so với 18/4 (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
85,66
|
82,92
|
-0,22
|
-0,26%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
90,45
|
86,55
|
-0,74
|
-0,85%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
280,29
|
269,21
|
-1,82
|
-0,67%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
1,77
|
1,75
|
0,00
|
-0,11%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
268,51
|
252,19
|
-1,94
|
-0,76%
|
Vàng (Comex)
|
USD/ounce
|
2.374,10
|
2.391,20
|
-22,60
|
-0,94%
|
Vàng giao ngay
|
USD/ounce
|
2.344,37
|
2.375,67
|
-16,26
|
-0,68%
|
Bạc (Comex)
|
USD/ounce
|
28,33
|
28,72
|
-0,41
|
-1,40%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/ounce
|
976,74
|
935,98
|
+0,44
|
+0,05%
|
Đồng (Comex)
|
US cent/lb
|
425,85
|
456,40
|
+3,80
|
+0,84%
|
Đồng (LME)
|
USD/tấn
|
9.457,50
|
9.876,00
|
+141,50
|
+1,45%
|
Nhôm (LME)
|
USD/tấn
|
2.494,00
|
2.669,00
|
+54,50
|
+2,08%
|
Kẽm (LME)
|
USD/tấn
|
2.828,50
|
2.852,00
|
+39,50
|
+1,40%
|
Thiếc (LME)
|
USD/tấn
|
32.353,00
|
35.582,00
|
+1.603,00
|
+4,72%
|
Ngô (CBOT)
|
US cent/bushel
|
447,25
|
442,50
|
-0,50
|
-0,11%
|
Lúa mì (CBOT)
|
US cent/bushel
|
570,75
|
569,50
|
+2,75
|
+0,49%
|
Lúa mạch (CBOT)
|
US cent/bushel
|
351,50
|
348,50
|
-0,50
|
-0,14%
|
Gạo thô (CBOT)
|
USD/cwt
|
17,23
|
19,23
|
+0,10
|
+0,50%
|
Đậu tương (CBOT)
|
US cent/bushel
|
1.186,75
|
1.164,50
|
-1,25
|
-0,11%
|
Khô đậu tương (CBOT)
|
USD/tấn
|
344,10
|
341,00
|
-2,20
|
-0,64%
|
Dầu đậu tương (CBOT)
|
US cent/lb
|
46,45
|
45,11
|
+0,17
|
+0,38%
|
Hạt cải (ICE)
|
CAD/tấn
|
646,30
|
625,60
|
+2,80
|
+0,45%
|
Cacao (ICE)
|
USD/tấn
|
10.475,00
|
11.461,00
|
+426,00
|
+3,86%
|
Cà phê (ICE)
|
US cent/lb
|
220,45
|
231,85
|
+0,75
|
+0,32%
|
Đường thô (ICE)
|
US cent/lb
|
20,13
|
19,50
|
-0,04
|
-0,20%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh (ICE)
|
US cent/lb
|
369,50
|
361,40
|
-0,15
|
-0,04%
|
Bông (ICE)
|
US cent/lb
|
84,59
|
82,34
|
+1,32
|
+1,63%
|
Lông cừu (ASX)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ (CME)
|
USD/1000 board feet
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Cao su Singapore
|
US cent/kg
|
164,60
|
164,20
|
+0,10
|
+0,06%
|
Ethanol (CME)
|
USD/gallon
|
2,16
|
2,16
|
0,00
|
0,00%
|