Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng khoảng 3% lên mức cao nhất 1 tuần do USD yếu và hoạt động lọc dầu tăng vọt tại Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới.
Kết thúc phiên này, dầu thô Brent tăng 2,47 USD, hay 3,4%, lên 75,67 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 2,35 USD, hay 3,4%, lên 70,62 USD/thùng. Cả 2 loại dầu đều đạt mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 8/6.
Tại Mỹ, giá dầu diesel của Mỹ tăng khoảng 5% lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 4 và lợi nhuận lọc dầu tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 7/2022.
Thị trường dầu mỏ được hỗ trợ bởi dữ liệu cho thấy doanh số bán lẻ của Mỹ bất ngờ tăng trong tháng 5 và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước cao hơn dự kiến đẩy USD giảm xuống mức thấp nhất 5 tuần so với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt. USD yếu hơn làm dầu rẻ hơn khi mua bằng các ngoại tệ khác.
Trong khi đó, hoạt động lọc dầu của Trung Quốc tăng 15,4% trong tháng 5 so với một năm trước, đạt cao kỷ lục thứ 2 trong lịch sử.
Giám đốc điều hành của Kuwait Petroleum Corp cho biết, nhu cầu dầu của Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục tăng với tốc độ ổn định trong nửa cuối năm nay.
"Các dữ liệu của các nhà máy lọc dầu Trung Quốc đã bắt đầu cho thấy một đợt tăng giá dầu. Sau đó, tất nhiên, bạn gặp tình huống vĩ mô với đồng đô la (Mỹ) giảm một phần do Cục Dự trữ Liên bang tạm dừng tăng lãi suất, trong khi ở châu Âu họ vẫn đang tăng lãi suất”, Phil Flynn, một nhà phân tích của Price Futures Group, cho biết.
Ngân hàng Trung ương Châu Âu ECB hôm thứ Năm đã nâng lãi suất lên mức cao nhất trong 22 năm như đã dự kiến, đồng thời báo hiệu việc thắt chặt chính sách hơn nữa để chống lại lạm phát cao.
Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết: “Triển vọng tăng trưởng kinh tế và lạm phát vẫn rất bất định.
Vào thứ Tư, Fed đã giữ nguyên lãi suất nhưng báo hiệu mức tăng ít nhất một nửa điểm phần trăm vào cuối năm. Lãi suất tăng làm tăng chi phí vay cho người tiêu dùng, điều này có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và giảm nhu cầu dầu mỏ.
Về phía nguồn cung, các nhà phân tích kỳ vọng quyết định của OPEC+ hồi tháng 5 về việc sẽ cắt giảm sản lượng tự nguyện từ tháng 7 sẽ hỗ trợ giá tại thời điểm nhu cầu mạnh.
Ngân hàng UBS dự kiến nguồn cung dầu mỏ trong tháng 6 sẽ thiếu hụt khoảng 1,5 triệu
thùng/ngày và hơn 2 triệu thùng/ngày trong tháng 7.
Ngân hàng cho biết trong một lưu ý: “Một khi những khoản thiếu hụt này trở nên rõ ràng ở kho dự trữ dầu trên đất liền, chúng tôi dự đoán giá dầu sẽ có xu hướng cao hơn”.
Tại Iraq, một phái đoàn năng lượng của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gặp mặt các quan chức dầu mỏ của Iraq tại Bangdad trong ngày 19/6 để thảo luận về việc khôi phục xuất khẩu dầu ở miền bắc Iraq.
Thổ Nhĩ Kỳ đã tạm dừng xuất khẩu 450.000 thùng dầu Iraq mỗi ngày ở miền bắc nước này, thông qua đường ống Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 25 tháng 3 sau phán quyết trọng tài của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC).
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng trở lại từ mức thấp nhất 3 tháng do USD và lợi suất trái phiếu giảm sau số liệu kinh tế của Mỹ.
Kết thúc phiên, giá vàng giao ngay tăng 0,8% lên 1.957,73 USD/ounce, sau khi xuống mức thấp nhất kể từ ngày 17/3; vàng giao sau cũng tăng 0,1% lên 1.970,7 USD/ounce.
Giá bạc giao ngay phiên này giảm 0,4% xuống 23,84 USD/ounce, bạch kim tăng 1,2% lên 986,57 USD, trong khi palladium tăng 0,7% lên 1.395,70 USD.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ trong tuần trước giữ nguyên ở mức 262.000 đơn, trong khi số liệu khác cho thấy sản lượng công nghiệp giảm 0,2% trong tháng 5, thấp hơn dự đoán là tăng 0,1%.
Chỉ số USD giảm 0,8% xuống mức thấp nhất một tháng, trong khi lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm hỗ trợ nhu cầu vàng.
Jim Wyckoff, nhà phân tích cao cấp của Kitco, cho biết: “Dữ liệu đó đang thúc đẩy một số hành động điều chỉnh giá”, “Nhưng dữ liệu ngày hôm nay sẽ bị lu mờ bởi cái bóng vẫn còn dài của cuộc họp FOMC ngày hôm qua”.
Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) của ngân hàng trung ương Mỹ đã giữ nguyên lãi suất vào thứ Tư, nhưng báo hiệu rằng chi phí đi vay vẫn có thể tăng tới một nửa điểm phần trăm vào cuối năm nay.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng mạnh lên mức cao nhất 5 tuần do USD yếu và hy vọng Trung Quốc sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho nền kinh tế sau khi số liệu sản xuất tháng 5 thất vọng.
Trên sàn giao dịch kim loại London (LME), giá đồng giao sau 3 tháng tăng 0,7% lên 8.570 USD/tấn vào cuối phiên, sau khi có lúc đạt 8.577 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 10/5 và vượt ngưỡng trung bình 50 ngày tại 8.496 USD/tấn.
Dự đoán các biện pháp kích thích kinh tế sắp tới từ Trung Quốc đang hỗ trợ giá đồng và các kim loại khác trong tuần này.
Nền kinh tế Trung Quốc trong tháng 5 suy yếu với sản lượng công nghiệp và tăng trưởng doanh số bán lẻ thấp hơn dự báo. Nhà phân tích Ewa Manthey của ING cho biết: “Sự phục hồi của Trung Quốc đã mất đà do những dữ liệu đáng thất vọng mới nhất được công bố”.
USD giảm sau khi doanh số bán lẻ của Mỹ bất ngờ tăng trong tháng 5, khiến các kim loại định giá bằng USD thu hút hơn cho người giữ các ngoại tệ khác.
Về các kim loại cơ bản khác, giá nhôm phiên này giảm 0,1% xuống 2.251,5 USD/tấn, kẽm giảm 0,6% xuống 2.472 USD, chì tăng 0,5% lên 2.128 USD, trong khi niken tăng 1,1% ở mức 22.980 USD, sau khi đạt 23.075 USD, mức cao nhất kể từ ngày 10 tháng 5. Giá thiếc tăng 1,9% lên 27.275 USD.
Giá quặng sắt trên thị trường châu Á tăng phiên thứ 3 liên tiếp do tăng trưởng công nghiệp yếu hơn dự kiến tại Trung Quốc củng cố quan điểm Bắc Kinh sẽ tung thêm các biện pháp hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Đầu tư vào lĩnh vực bất động sản Trung Quốc, nơi tiêu thụ thép nhiều nhất nước, trong tháng trước giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2001, theo tính toán của Reuters dựa trên số liệu của Cục Thống kê Quốc gia.
Doanh số bán bất động sản theo diện tích sàn giảm 19,7% so với giảm 11,8% trong tháng 4. Các nhà phân tích cho biết dữ liệu thất vọng này đã gây áp lực cho thị trường kim loại đen này trong phiên giao dịch buổi sáng, bất chấp ngân hàng trung ương cắt giảm chi phí vay của các khoản vay chính sách trung hạn lần đầu tiên trong 10 tháng.
Kết thúc phiên thứ Năm, giá quặng sắt giao tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên tăng 1,43% lên 815,5 CNY/tấn, cao nhất kể từ ngày 31/3. Tại Singapore, quặng sắt giao tháng 7 tăng 0,76% lên 113,3 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 18/4.
Giá thép cây tại Thượng Hải tăng 0,59%, thép cuộn cán nóng tăng 0,49% và thép dây tăng 0,45%. Thép không gỉ giảm 1,14%.
Các nhà phân tích của Sinosteel cho biết: “Việc chính phủ kích thích tiền tệ gần đây đã củng cố niềm tin và cải thiện tâm lý thị trường, nhưng các yếu tố cơ bản của thép ít thay đổi với nhu cầu yếu liên tục đóng vai trò là yếu tố kìm hãm đà tăng giá”.
Trên thị trường nông sản, giá ngô Mỹ đạt mức cao nhất gần hai tháng và giá đậu tương đạt mức cao nhất trong một tháng do dự báo thời tiết khô hạn tiếp tục tại các khu vực quan trọng của vành đai cây trồng Trung Tây làm dấy lên lo ngại về triển vọng năng suất.
Hợp đồng lúa mì tương lai của Ủy ban Thương mại Chicago (CBOT) tăng khoảng 5% do hoạt động mua bù, đồng USD yếu đi và thời tiết căng thẳng ở châu Âu.
Kết thúc phihên, trên sàn Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 7 tăng 17-3/4 cent lên 6,25-1/4 USD/bushel, sau khi đạt 6,26-12 USD, cao nhất kể từ ngày 21 tháng; đậu tương giao cùng kỳ hạn tăng 42-1/2 cent lên 14,30-3/4 USD/bushel, sau khi đạt 14,31-1/2 USD, mức cao nhất kể từ ngày 9 tháng Năm. Giá lúa mì kỳ hạn tháng 7 tăng 33 cent lên 6,63-3/4 USD/bushel.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7 đóng cửa tăng 0,16 US cent hay 0,6% lên 26 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 8 giảm 2,1 USD hay 0,3% xuống 685 USD/tấn.
Các đại lí cho biết đồng real của Brazil mạnh lên làm giảm giá mặt hàng này tính dưới dạng đồng nội tệ tại nước xuất khẩu lớn nhất thế giới này và khiến các nhà máy hạn chế bán ra.
Các nhà phân tích cho biết có một số dấu hiệu cho thấy giá đường tại Mỹ có thể bắt đầu giảm từ mức cao nhất 3 năm trước, mặc dù thời tiết chưa như mong đợi, có thể ảnh hưởng tới sản lượng trong nước.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 kết thúc phiên tăng 63 USD hay 2,3% lên 2.757 USD/tấn; cà phê arabica giao tháng 9 tăng 2,8 US cent hay 1,6% lên 1,8295 USD/lb.
Các đại lý cho biết các quỹ đang mua vào trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm tại Việt Nam, nhà sản xuất cà phê robusta hàng đầu thế giới, trong khi sản lượng thấp hơn tại Indonesia cũng đã hỗ trợ giá.
Giá cà phê tại Việt Nam tiếp tục tăng trong tuần này do lo ngại nguồn cung thiếu hụt sau khi hiện tượng thời tiết El Nino trở lại. Tại Indonesia giá cũng cao với sản lượng ước tính giảm 20% trong năm nay.
Nông dân tại Tây Nguyên bán cà phê nhân xô với giá 64.200 – 64.900 đồng (2,73 – 2,76 USD)/kg, tăng mạnh so với 60.700 – 61.900 đồng/kg cách đây một tuần.
Các thương nhân tại Việt Nam đã chào bán cà phê robusta loại 2 với 5% hạt đen và vỡ ở mức cộng 120 – 140 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 9 tại London, tăng mạnh so với mức cộng 40 – 50 USD/tấn cách đây một tuần.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản tăng do đồng JPY yếu và xuất khẩu của Nhật bất ngờ tăng trưởng mặc dù triển vọng ảm đạm của Trung Quốc đã hạn chế đà tăng.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 11 trên sàn giao dịch Osaka kết thúc phiên tăng 1 JPY hay 0,5% lên 210,7 JPY (1,49 USD)/kg. Tại Thượng Hải cao su giao tháng 9 tăng 65 CNY lên 12.155 CNY (1.698,46 USD)/tấn. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 7 trên nền tảng SICOM của Sở giao dịch Singapore giao tháng được giao dịch lần cuối ở mức 134,0 US cent/kg, tăng 0,4%.
Đồng yên giảm 0,89% so với USD xuống 141,37, một mức thấp nhất kể từ tháng 11/2022. Đồng JPY yếu khiến các tài sản định giá bằng đồng tiền này có giá rẻ hơn khi mua bằng các ngoại tệ khác.
Xuất khẩu của Nhật Bản bất ngờ tăng trong tháng 5 do doanh số bán ô tô mạnh, mặc dù tốc độ tăng chậm lại khi lạm phát và lãi suất đang tăng ảnh hưởng tới nhu cầu toàn cầu.
Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc đã gặp khó khăn trong tháng 5 với sản lượng công nghiệp và tăng trưởng doanh số bán lẻ thấp hơn dự báo, làm tăng thêm kỳ vọng rằng Bắc Kinh sẽ cần phải làm nhiều hơn nữa để củng cố sự phục hồi sau đại dịch.
Giá hàng hóa thế giới:

 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

70,43

-0,19

-0,27%

Dầu Brent

USD/thùng

75,42

-0,25

-0,33%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

64.900,00

-80,00

-0,12%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,54

+0,01

+0,39%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

264,47

+0,30

+0,11%

Dầu đốt

US cent/gallon

247,60

-0,36

-0,15%

Dầu khí

USD/tấn

722,50

+10,25

+1,44%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

75.100,00

0,00

0,00%

Vàng New York

USD/ounce

1.970,40

-0,30

-0,02%

Vàng TOCOM

JPY/g

8.799,00

+23,00

+0,26%

Bạc New York

USD/ounce

24,00

+0,05

+0,20%

Bạc TOCOM

JPY/g

106,90

+1,50

+1,42%

Bạch kim

USD/ounce

991,28

-0,81

-0,08%

Palađi

USD/ounce

1.401,38

+1,18

+0,08%

Đồng New York

US cent/lb

389,90

-0,50

-0,13%

Đồng LME

USD/tấn

8.558,00

+49,00

+0,58%

Nhôm LME

USD/tấn

2.249,50

-4,00

-0,18%

Kẽm LME

USD/tấn

2.480,50

-6,00

-0,24%

Thiếc LME

USD/tấn

27.225,00

+463,00

+1,73%

Ngô

US cent/bushel

576,00

+1,50

+0,26%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

676,00

+3,25

+0,48%

Lúa mạch

US cent/bushel

405,75

+2,50

+0,62%

Gạo thô

USD/cwt

15,36

+0,02

+0,10%

Đậu tương

US cent/bushel

1.298,75

+6,50

+0,50%

Khô đậu tương

USD/tấn

383,70

-0,10

-0,03%

Dầu đậu tương

US cent/lb

56,70

+0,25

+0,44%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

692,10

-0,90

-0,13%

Cacao Mỹ

USD/tấn

3.262,00

+60,00

+1,87%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

182,95

+2,80

+1,55%

Đường thô

US cent/lb

25,63

+0,26

+1,02%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

266,40

+10,00

+3,90%

Bông

US cent/lb

79,72

+0,12

+0,15%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

--

--

--

Cao su TOCOM

JPY/kg

132,60

+0,30

+0,23%

Ethanol CME

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%

 

 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)