Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm nhưng vẫn gần mức cao nhất trong tháng 1 do việc nới lỏng các hạn chế chống COVID ở Trung Quốc làm dấy lên hy vọng phục hồi nhu cầu tại quốc gia nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu thô Brent giảm 1,08 USD, tương đương 1,3%, xuống 84,20 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 1,01 USD, tương đương 1,3%, xuống 78,85 USD trong không khí giao dịch thưa thớt vào một nghỉ lễ của Mỹ.
Cả hai hợp đồng đều tăng hơn 8% vào tuần trước, đạt mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 10, sau khi Trung Quốc xóa bỏ nốt những biện pháp liên quan đến chính sách Zero COVID bằng cách mở lại biên giới vào ngày 8/1.
Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 12/2022 tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái và dự kiến nhu cầu đi lại trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vào cuối tuần sẽ làm tăng triển vọng về nhu cầu nhiên liệu vận tải.
Bart Melek, chuyên gia tại công ty tài chính TD Securities, cho rằng Trung Quốc sẽ bổ sung đáng kể nhu cầu tiêu thụ, với ước tính lên tới một triệu thùng mỗi ngày.
Theo các nhà phân tích của ngân hàng ANZ (Australia), đà phục hồi giao thông tại Trung Quốc đang thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm dầu thô. Tuy nhiên, các báo cáo vào cuối tuần qua cho thấy sự gia tăng số ca tử vong do dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến tâm lý của thị trường.
Nhưng các báo cáo vào cuối tuần qua cho thấy sự gia tăng số ca tử vong do COVID-19 đã làm dịu đi tâm lý của thị trường.
Bộ trưởng năng lượng của Các Tiểu vương quốc Saudi Arabia, Suhail al-Mazrouei, hôm thứ Hai cho biết thị trường dầu mỏ đã cân bằng.
Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cấp cao của công ty dịch vụ tài chính OANDA (Mỹ) dự báo giá dầu Brent có thể ổn định trong khoảng 85-90 USD/thùng, còn dầu WTI vào khoảng 80-85 USD/thùng.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và IEA sẽ công bố báo cáo hàng tháng của họ trong tuần này. Các nhà đầu tư đang chờ đợi các báo cáo này để theo dõi chặt chẽ về triển vọng cung và cầu toàn cầu.
Các nhà đầu tư cũng sẽ theo dõi Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, khai mạc vào thứ Hai và cuộc họp của Ngân hàng Nhật Bản trong tuần này để xác định xem họ có bảo vệ chính sách kích thích siêu lớn của mình hay không.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm nhẹ khỏi mức cao nhất trong hơn 8 tháng, nhưng vẫn giữ trên mức quan trọng 1.900 USD/ounce do kỳ vọng Fed sẽ bớt quyết liệt hơn trong việc tăng lãi suất.
Kết thúc phiên, giá vàng giao ngay giảm 0,3% xuống 1.914,16 USD/ounce, sau khi đạt mức cao nhất kể từ cuối tháng 4, 1.929 USD. Giá vàng kỳ hạn tháng 2 giảm 0,3% xuống còn 1.917,30 USD.
Chỉ số Dollar index tăng 0,2% khiến vàng trở thành một khoản đặt cược kém hấp dẫn hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Carlo Alberto De Casa, nhà phân tích của Kinesis Money, cho biết: “Thực tế là vàng đã vượt qua mức 1.915 USD trong vài ngày qua là một tín hiệu tích cực và hiện tại vàng vẫn đang củng cố giá trị. các nhà đầu tư dự đoán Fed sẽ tăng lãi suất ở các mức nhỏ hơn”.
Sau các đợt tăng lãi suất mạnh vào năm 2022, các thị trường hiện đang dự đoán 91% cơ hội Fed sẽ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng 2, sau khi dữ liệu vào tuần trước cho thấy giá tiêu dùng của Mỹ bất ngờ giảm trong tháng 12.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,1% xuống 24,22 USD/ounce sau khi chạm mức cao nhất gần hai tuần. Giá bạch kim giảm 0,2% xuống 1.062,47 USD trong khi palladium giảm gần 2% xuống 1.754,64 USD.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng chịu áp lực giảm do các nhà đầu tư lại dấy lên lo ngại nhu cầu suy yếu, đặc biệt là ở nước tiêu dùng hàng đầu Trung Quốc, trong khi tâm lý tiêu cực thể hiện rõ nét bởi đồng đô la mạnh hơn.
Giá đồng kỳ hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) kết thúc phiên giảm 0,9% xuống 9.103 USD/tấn. Hợp đòng này đã chạm mức 9.257 USD vào thứ Sáu, mức cao nhất kể từ ngày 16 tháng 6 và tăng gần 25% kể từ cuối tháng 9.
Nhà phân tích Tom Price của Liberum cho biết: "Giá đồng đang tăng mạnh, nhưng các nguyên tắc cơ bản vẫn không được tốt lắm. Bạn có thể thấy điều đó ở mức giá cao trên thị trường vật chất".
Hoạt động công nghiệp chậm lại ở Trung Quốc do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vào tuần tới được cho là sẽ làm giảm nhu cầu.
Mặt hàng nhôm cũng có diễn biến tương tự, đạt mức cao nhất trong 6 tháng, là 2.630 USD/tấn vào thứ 2, kết thúc phiên vẫn tăng 0,5% lên 2.607 USD. Giá nhôm tăng 15% từ đầu năm đến nay, nhưng nguồn cung gia tăng đang hạn chế đà tăng. Dự trữ nhôm trong các kho do Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giám sát tăng 74% kể từ cuối tháng 12 lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 11 ở 166.741 tấn.
Đối với những kim loại cơ bản khác, giá kẽm giảm 1,2% xuống 3.284 USD/tấn, chì giảm 1,5% xuống 2.216 USD, thiếc giảm 0,9% xuống 28.500 USD và niken tăng 1,7% lên 27.255 USD.
Niken được thúc đẩy bởi những lo ngại về nguồn cung do các cuộc biểu tình tại một nhà máy luyện kim ở Indonesia.
Giá quặng sắt kỳ hạn giảm vào thứ Hai do các báo cáo về tình trạng gia tăng số ca tử vong do COVID-19 tại nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới - Trung Quốc - làm dấy lên lo ngại về nhu cầu.
Hợp đồng quặng sắt được giao dịch nhiều nhất (kỳ hạn giao tháng 5) trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc đã kết thúc phiên ở mức giảm 4,3% xuống 832,5 nhân dân tệ/tấn.
Trên Sàn giao dịch Singapore, quặng kỳ hạn tháng 2 giảm 4,4% xuống 120,00 USD/tấn.
Hợp đồng thép cây được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm 1,5%, thép cuộn cán nóng giảm 1,4%, dây thép cuộn giảm 0,8%, trong khi thép không gỉ tăng 0,6%.
Trung Quốc hôm thứ Bảy cho biết gần 60.000 người mắc COVID-19 đã tử vong tại các bệnh viện kể từ khi nước này từ bỏ chính sách Zero COVID vào tháng trước, một sự gia tăng lớn so với các số liệu được báo cáo trước đó sau sự chỉ trích toàn cầu về dữ liệu của nước này liên quan đến COVID-19.
Giá nhà mới của Trung Quốc đã giảm tháng thứ năm liên tiếp trong tháng 12 do dịch COVID-19 bùng phát làm ảnh hưởng đến nhu cầu, nhưng việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt đối với đại dịch và kỳ vọng về các biện pháp hỗ trợ nhiều hơn đã làm sáng tỏ triển vọng.
Ấn Độ sẽ tìm cách nới lỏng hạn ngạch và thuế nhập khẩu thép của Liên minh châu Âu trong các cuộc đàm phán về một thỏa thuận thương mại mới khi các nhà sản xuất thép Ấn Độ đấu tranh để bán hợp kim tại một trong những thị trường lớn của thế giới, một quan chức chính phủ cấp cao cho biết.
Trên thị trường nông sản, giá lúa mì của Nga vào giữa tháng 1 giảm nhẹ trong bối cảnh cạnh tranh gia tăng từ các nhà xuất khẩu khác và khối lượng cung cao.
Giá lúa mì Nga với hàm lượng protein 12,5%, giá FOB từ các cảng Biển Đen, đã giảm 1 USD vào tuần trước xuống 305 USD/tấn giao trong nửa đầu tháng 2, công ty tư vấn nông nghiệp IKAR cho biết.
Xuất khẩu hàng tuần của Nga giảm xuống 760.000 tấn ngũ cốc so với 970.000 tấn một tuần trước đó. Trong đó, tổng xuất khẩu lúa mì là 670.000 tấn, giảm so với 860.000 tấn, SovEcon trích dẫn dữ liệu cảng cho biết.
SovEcon ước tính xuất khẩu ngũ cốc của Nga sẽ đạt 4,1 triệu tấn trong tháng 1, bao gồm 3,7 triệu tấn lúa mì.
Các nhà phân tích cũng cho biết một đợt lạnh giá trên khắp miền nam nước Nga sẽ chỉ có "tác động hạn chế" đối với lúa mì vụ đông, bất chấp những lo ngại trước đó rằng nhiệt độ thấp có thể dẫn đến mất mùa. Với nhiệt độ thấp hơn bình thường từ 5 đến 7 độ trong tuần này, SovEcon cho biết họ có thể dự báo một số vụ mùa sẽ chết ở các vùng của sông Volga thuộc Nga, nhưng "đợt rét có thể không kéo dài đủ lâu để gây ra tác động lớn".
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 3 tăng 1,1% lên 553,50 USD/tấn. Cũng không có giá đường thô do New York đóng cửa nghỉ lễ.
Các đại lý cho biết thị trường tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ nguồn cung khan hiếm, với hợp đồng đường trắng kỳ hạn tháng 3 kết thúc phiên ở mức cao hơn khoảng 19 USD/tấn so với kỳ hạn tháng 5.
Tuy nhiên, họ lưu ý rằng triển vọng tăng sản lượng mía ở Trung-Nam Brazil trong niên vụ 2023/24 sắp tới và khả năng các nhà máy sẽ tối đa hóa sản lượng đường bằng chi phí sản xuất ethanol sẽ thúc đẩy nguồn cung vào cuối năm 2023.
Giá dầu cọ của Malaysia tăng vào thứ Hai sau khi giảm mạnh vào tuần trước, do các nhà giao dịch bù đắp các vị thế bán trước kỳ nghỉ cuối tuần dài, mặc dù mức tăng bị hạn chế do lo ngại về xuất khẩu yếu trong tháng Giêng.
Hợp đồng dầu cọ giao tháng 4 trên Sàn giao dịch phái sinh Bursa Malaysia tăng 7 ringgit, tương đương 0,18%, lên 3.852 ringgit (893,11 USD)/tấn, sau khi giảm 5,2% vào tuần trước.
Paramalingam Supramaniam, Giám đốc công ty môi giới Pelindung Bestari ở Selangor cho biết: "Thị trường đã định giá tất cả các tin xấu từ nhu cầu giảm cho đến ý tưởng ngừng xuất khẩu sang EU. Tuần trước, thị trường đã bị ảnh hưởng nặng nề do lo ngại về nhu cầu yếu và hoạt động bán tháo mạnh từ Indonesia".
Xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ của Malaysia từ ngày 1-15/1 giảm 36,4% xuống 401.749 tấn so với 631.401 tấn xuất trong giai đoạn 1-15/12, công ty kiểm tra độc lập AmSpec Agri Malaysia cho biết.
Hợp đồng dầu đậu tương giao dịch nhiều nhất trên sàn Đại Liên tăng 0,09%, trong khi hợp đồng dầu cọ giảm 0,13%.
Giá cà phê Robusta kỳ hạn trên sàn ICE quay đầu giảm vào thứ Hai sau khi không vượt qua ngưỡng kháng cự quanh mức cao nhất trong 2 tháng rưỡi của phiên trước đó. Không có giao dịch nào đối với các hợp đồng cà phê arabica tại New York vào thứ Hai do Mỹ nghỉ lễ.
Hợp đồng cà phê robusta kỳ hạn tháng 3 giảm 0,3% xuống 1.911 USD/tấn vào cuối phiên, sau khi đạt đỉnh 1.919 USD, chỉ kém mức cao nhất 2,5 tháng của phiên trước đó là 1.920 USD.
Các đại lý cho biết biểu đồ giá đang trở nên lạc quan hơn sau khi thị trường được cải thiện gần đây.
Các đại lý cho biết tốc độ bán hàng của nông dân tại Việt Nam - nhà sản xuất cà phê robusta hàng đầu thế giới - vẫn chậm mặc dù giá phục hồi nhẹ từ mức thấp hơn một năm chạm tới vào tháng 11.
Giá cao su kỳ hạn của Nhật Bản giảm nhẹ vào thứ Hai, theo xu hướng của thị trường cao su Thượng Hải khi các báo cáo mới vào cuối tuần nêu bật sự gia tăng số ca tử vong do COVID-19 thị trường nhập khẩu cao su hàng đầu thế giới - Trung Quốc - làm giảm tâm lý nhu cầu.
Hợp đồng cao su giao tháng 6 của Sở giao dịch Osaka kết thúc phiên giảm 1,1 yên, tương đương 0,5% xuống 222,6 yên (1,74 USD)/kg. Hợp đồng cao su giao tháng 5 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 5 CNY xuống còn 13.010 CNY (1.940 USD)/tấn. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 2 trên nền tảng SICOM của Singapore Exchange tăng 0,5% lên 137,5 US cent/kg.
Giá hàng hóa thế giới:
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
78,35
|
-0,04
|
-0,05%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
83,93
|
-0,10
|
-0,12%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
62.270,00
|
-300,00
|
-0,48%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
3,69
|
-0,01
|
-0,16%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
246,05
|
-1,48
|
-0,60%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
321,61
|
-0,29
|
-0,09%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
905,50
|
0,00
|
0,00%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
78.500,00
|
0,00
|
0,00%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.900,30
|
+1,50
|
+0,08%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
7.866,00
|
-84,00
|
-1,06%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
23,97
|
-0,04
|
-0,16%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
97,70
|
-0,50
|
-0,51%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
1.075,27
|
+4,28
|
+0,40%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
1.795,77
|
-3,62
|
-0,20%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
418,55
|
-1,10
|
-0,26%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
9.187,00
|
+62,50
|
+0,68%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
2.548,50
|
+38,50
|
+1,53%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
3.235,50
|
+28,50
|
+0,89%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
27.409,00
|
+596,00
|
+2,22%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
673,50
|
+2,50
|
+0,37%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
747,50
|
+4,75
|
+0,64%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
361,25
|
+12,00
|
+3,44%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
18,06
|
0,00
|
0,00%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.521,50
|
+3,00
|
+0,20%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
483,00
|
+1,70
|
+0,35%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
63,34
|
+0,09
|
+0,14%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
842,10
|
-0,30
|
-0,04%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.640,00
|
+7,00
|
+0,27%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
149,40
|
+5,50
|
+3,82%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
19,59
|
-0,06
|
-0,31%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
207,40
|
-0,20
|
-0,10%
|
Bông
|
US cent/lb
|
82,04
|
-2,22
|
-2,63%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
420,20
|
+17,30
|
+4,29%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
138,60
|
+1,00
|
+0,73%
|