Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm khoảng 1% do dữ liệu kinh tế Mỹ cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ khiến các nhà đầu tư lo ngại Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ tích cực tăng lãi suất để đối phó với lạm phát, từ đó sẽ làm chậm đà tăng trưởng kinh tế và nhu cầu xăng dầu.
Tuy nhiên, đà giảm được hạn chế bởi những lo ngại về nguồn cung dầu sau khi Nga ngừng xuất khẩu sang Ba Lan qua đường ống dẫn dầu quan trọng.
Kết thúc phiên này, giá dầu Brent giảm 71 US cent hay 0,9% xuống 82,45 USD/thùng, dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 64 US cent hay 0,8% xuống 75,68 USD/thùng.
Các đơn đặt hàng mới các tư liệu sản xuất quan trọng được sản xuất tại Mỹ đã tăng nhiều hơn dự kiến trong tháng 1/2023, còn xuất khẩu cũng phục hồi, cho thấy hoạt động chi tiêu cho thiết bị tăng trong tháng khởi đầu quý đầu tiên.
Dữ liệu kinh tế tích cực đó đã giúp thị trường chứng khoán toàn cầu phục hồi, nhưng cổ phiếu vẫn ở gần mức thấp nhất trong 6 tuần khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho việc tăng lãi suất ở Mỹ và châu Âu.
Số đơn hàng sản xuất của Mỹ tháng 1 tăng, trong khi xuất khẩu phục hồi, cho thấy chi tiêu kinh doanh cho thiết bị tăng tăng khi bắt đầu vào quý 1. Lạm phát trong lĩnh vực dịch vụ ở Mỹ vẫn cao.
Thành viên Ban Thống đốc của Fed, Philip Jefferson, cho biết lạm phát dịch vụ tại Mỹ vẫn ở mức "cao khó kiểm soát". 
Ngoài ra, căng thẳng Trung-Mỹ gia tăng đã ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán ở Trung Quốc và Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), trong khi các nhà đầu tư chờ đợi các tín hiệu chính sách từ Trung Quốc. Điều này đã làm gia tăng những lo lắng về nhu cầu dầu toàn cầu.
Một yếu tố khác cũng gây áp lực lên dầu, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) báo cáo các kho dự trữ dầu thô của nước này đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 5/2021 trong tuần trước.
Trong khi đó, nhà máy lọc dầu Ba Lan PKN Orlen ngày 25/2 cho biết Nga đã ngừng cung cấp dầu cho Ba Lan thông qua đường ống dẫn dầu Druzhba.
Ngày 26/2, công ty độc quyền đường ống dẫn dầu của Nga Transneft cho biết họ bắt đầu bơm dầu từ Kazakhstan đến Đức qua Ba Lan thông qua đường ống Druzhba, đồng thời tạm dừng việc vận chuyển dầu đến Ba Lan.
Nga tháng này đã công bố kế hoạch cắt giảm 25% xuất khẩu dầu từ các cảng phía tây của mình tới trong tháng 3/2023 so với tháng Hai, vượt mức cắt giảm sản lượng 5% đã được thỏa luận trước đó. Tuy nhiên, hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga qua đường biển của Liên minh châu Âu (EU) và giới hạn giá quốc tế chỉ có tác động nhỏ đến nguồn cung toàn cầu nói chung.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng do USD giảm mặc dù lo ngại Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất khiến kim loại quý này giao dịch gần mức thấp nhất 2 tháng.
Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay tăng 0,4% lên 1.817,69 USD/ounce; vàng giao sau tăng 0,4% lên 1.824,9 USD/ounce.
Chỉ số đồng USD giảm 0,5% sau khi chạm mức đỉnh của bảy tuần, giúp vàng trở nên hấp dẫn hơn cho những người mua nước ngoài.
Người đứng đầu Bộ phận Chiến lược thị trường hàng hóa Bart Melek tại công ty môi giới đầu tư TD Securities (Mỹ) cho biết giá vàng có mức hỗ trợ khoảng 1.806 USD/ounce nhưng kim loại quý này đã giảm xuống do lạm phát cao hơn dự kiến và dữ liệu kinh tế tiếp tục vững chắc.
Sau khi chạm mức cao nhất kể từ tháng 4/2022, giá vàng đã giảm khoảng hơn 7% sau khi số liệu cho thấy kinh tế Mỹ khỏe mạnh.
Số liệu công bố ngày 24/2 cho thấy chi tiêu tiêu dùng của Mỹ trong tháng 1/2023 đã tăng nhiều nhất trong gần hai năm, dù cho lạm phát cũng tăng, làm gia tăng lo ngại của thị trường rằng Fed có thể tiếp tục tăng lãi suất.
Lukman Otunuga, nhà phân tích nghiên cứu cấp cao tại sàn giao dịch hàng hóa FXTM, cho biết do lạm phát vẫn tăng trong tháng 1/2023 khiến nhu cầu vàng, không mang lại lợi nhuận, có thể bị ảnh hưởng bởi những đồn đoán lãi suất sẽ tăng trong thời gian tới. Vàng vẫn rất nhạy cảm với những lời bình luận của các quan chức Fed, dữ liệu kinh tế quan trọng và bất kỳ chủ đề nào liên quan đến lạm phát khi thị trường bước vào tháng mới.
Lãi suất tăng làm giảm sức hấp dẫn của vàng bởi nó làm tăng chi phí cơ hội không sinh lời như vàng.

Về các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,5% xuống 20,67 USD/ounce; bạch kim tăng 3,3% lên 939,58 USD/ounce; trong khi palladium tăng 1,7% lên 1.427,67 USD/ounce.

Ông Melek cho hay dù vẫn còn khả năng kinh tế suy thoái, song hoạt động mua bạch kim và palladium từ châu Á mạnh đáng kể, cùng với vấn đề nguồn cung tại Nga và Nam Phi đang giúp các kim loại quý này tăng giá.

Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng do USD yếu đi, nhưng giá vẫn gần mức thấp nhất 7 tuần do chưa thấy dấu hiệu nhu cầu tại Trung Quốc tăng lên.
Trong khi đó, đồng USD giảm nhưng vẫn gần mức cao nhất 7 tuần so với các đồng tiền chủ chốt khác bởi dự đoán mức đỉnh của lãi suất ở Mỹ có thể cao hơn so với dự báo trước đây. USD cao khiến các hàng hóa tính bằng USD trở nên đắt đỏ đối với những người mua bằng các tiền tệ khác.
Kết thúc phiên giao dịch, giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 1,2% lên 8.816,5 USD/tấn, sau khi xuống mức thấp nhất kể từ ngày 9/1, là 8.670 USD/ounce.
Tuần này sẽ có kết quả khảo sát chỉ số quản lý sức mua trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc, dự kiến sẽ cho thấy sự tăng trưởng. Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) là một chỉ số thể hiện rõ rất về mức tiêu thụ và giá kim loại.
Nhà phân tích Geordie Wilkes của Sucden Financial cho biết: “Có vẻ như không có bất kỳ sự gia tăng nhu cầu nào ở Trung Quốc – nước tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới.
Ông nói: “Chúng ta cần xem sức mạnh của chỉ số PMI sẽ đến từ đâu... chỉ số đơn đặt hàng mới là một chỉ báo về nhu cầu mới”. Một dấu hiệu cho thấy nhu cầu yếu là giá đồng giao ngay thấp hơn so với đồng giao sau ba tháng.
Dự trữ đồng tại các kho của sàn giao dịch Thượng Hải tăng 360% lên 252.455 tấn so với ngày 23/12/2022, cho thấy nhu cầu của Trung Quốc yếu.
Nhà phân tích Michael Widmer của Bank of America cho biết: "Nhiều tài sản tăng giá khi chính phủ Trung Quốc đẩy mạnh mở cửa lại nền kinh tế. Đồng... đã có khởi đầu một năm mạnh nhất kể từ năm 2003". "Tuy nhiên, đà tăng đó đã đi kèm với các thị trường hàng thực ở Trung Quốc yếu đi."
Về các kim loại khác, giá nhôm giao sau 3 tháng tăng 1,5% lên 2.370,5 USD/tấn, kẽm tăng 1% lên 2.994 USD, chì tăng 1,7% lên 2.106,50 USD, thiếc giảm 0,5% xuống 25.530 USD và niken tăng 3,7% lên 25.450 USD.
Giá quặng sắt trên thị trường châu Á tiếp tục giảm do lo ngại về nhu cầu yếu trong ngắn hạn, sau khi trung tâm sản xuất thép Đường Sơn (Trung Quốc) bị yêu cầu đóng cửa vào thứ bảy để đối phó với tính trạng ô nhiễm nặng.
Việc hạn chế sản xuất diễn ra trước khai mạc kỳ họp Quốc hội thường niên vào ngày 5/3, một trong những sự kiện quan trọng nhất trong năm khi Bắc Kinh thường nỗ lực để đảm bảo không khí trong lành.
Chính quyền Đường Sơn cho biết họ triển khai ứng phó khẩn cấp cấp độ 2 từ chủ nhật để đối phó với dự báo ô nhiễm không khí nặng. Thành phố miền bắc này là một trong những nhà sản xuất thép hàng đầu của Trung Quốc.
Một số nhà máy đã lên kế hoạch giảm công suất từ 30% tới 50% để đáp ứng yêu cầu của chính phủ. Không rõ việc hạn chế sản xuất sẽ kéo dài bao lâu. Thành phố Hàm Đan cũng là nơi sản xuất thép quan trọng đã thực hiện hạn chế tương tự từ ngày chủ nhật.
Hợp đồng quặng sắt giao tháng 5 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên kết thúc phiên đóng cửa giảm 2,53% xuống 885,5 CNY (127,14 USD)/tấn. Trong khi đó, quặng sắt giao tháng 3 trên sàn Singapore giảm 2,64% xuống 123,4 USD/tấn.
Tại Thượng Hải thép cây giảm 0,64% xuống 4.191 CNY/tấn, thép cuộn cán nóng giảm 0,16%, thép không gỉ giảm 1,37%.
Theo ngân hàng ANZ, tồn kho tại cảng đang tăng cũng bổ sung áp lực cho quặng sắt, tổng tồn kho tăng 1,2% trong tuần trước lên mức cao nhất kể từ tháng 9.
Trên thị trường nông sản, giá lúa mì Mỹ giảm, với hợp đồng lúa mì mềm đỏ vụ đông giảm 1,6% xuống mức thấp nhất kể từ ngày 30/9/2021 do thời tiết thuận lợi tại vùng đồng bằng nước Mỹ và tâm lý lạc quan rằng một thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine sẽ được gia hạn.
Trong khi đó, giá ngô giảm phiên thứ 4 liên tiếp theo xu hướng giảm trên thị trường lúa mì và lo ngại về nhu cầu xuất khẩu yếu. Giá đậu tương cũng giảm xuống mức thấp nhất một tháng do nhu cầu xuất khẩu chuyển sang các nhà cung cấp Nam Mỹ.
Kết thúc phiên, lúa mì mềm đỏ giao tháng 3 trên sàn giao dịch Chicago giảm 11-3/4 US cent xuống 7,1 USD/bushel; ngô kỳ hạn tháng 5 giảm 5-3/4 US cent xuống 6,43-1/2 USD/bushel; trong khi đậu tương giao cùng kỳ hạn giảm 6-1/2 US cent xuống 15,12-3/4 USD/bushe
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3 kết thúc phiên tăng 0,81 US cent hay 3,8% lên 22,09 US cent/lb, sau khi đạt 22,14 US cent, cao nhất kể từ tháng 10/2016; đường trắng ỳ hạn tháng 5 tăng 9,3 USD hay 1,7% lên 571,3 USD/tấn.
Giá đường tiếp tục nhận được hỗ trợ từ việc khan hiếm nguồn cung trong ngắn hạn, với kỳ hạn tháng 3 cao hơn kỳ hạn tháng 5 khoảng 1,65 US cent. Bên cạnh đó, dự đoán sản lượng tại Ấn Độ giảm giúp hỗ trợ giá, cũng như các bình luận về sản lượng ít hơn tại Mexico.
Ấn Độ dự kiến sản xuất 33,5 triệu tấn đường trong niên vụ tính tới 30/9/2023, giảm 2,9% so với dự báo 34,5 triệu tấn trước đó.
Thông tin Brazil khôi phục thuế liên bang với nhiên liệu, tăng thuế với xăng và giảm với ethanol cũng hỗ trợ giá đường. Thị trường ethanol Brazil tăng trưởng có thể làm giảm sản lượng đường của nước này.
Giá cà phê phiên vừa qua giảm, với cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 giảm 1,25 US cent hay 0,7% xuống 1,8645 USD/lb; cà phê robusta kỳ hạn tháng 5 giảm 19 USD hay 0,9% xuống 2.115 USD/tấn.
Hoạt động mua đầu cơ - đã thúc đẩy giá tăng gần đây – đang chậm lại. Tuy nhiên, thị trường tiếp tục được củng cố bởi nguồn cung khan hiếm trên thị trường tại Brazil và Colombia cũng như dự trữ của sàn giao dịch đang giảm.
Dự trữ cà phê trên sàn ICE giảm xuống dưới 800.000 bao trong ngày 27/2, thấp hơn 90.000 bao so với mức đỉnh 7,5 tháng đạt được trong ngày 8/2.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản giảm theo xu hướng thị trường Thượng Hải và chứng khoán trong nước.
Trên sàn giao dịch Osaka, hợp đồng cao su giao tháng 8 kết thúc phiên giảm 2,2 JPY, hay 1%, xuống 222,8 JPY (1,63 USD)/kg. Tại Thượng Hải cao su giao tháng 5 giảm 110 CNY xuống 12.495 CNY (1.793 USD)/tấn. Trên sàn Singapore, cao su kỳ hạn tháng 3 giảm 2,1% xuống 134,6 US cent/kg.
Giá dầu giảm khiến các nhà sản xuất không có động lực để từ bỏ cao su tổng hợp - có nguồn gốc từ dầu mỏ, đẩy giá cao su tự nhiên đi xuống. Dự trữ cao su của sàn giao dịch Thượng Hải giảm 0,1% so với một tuần trước.
Toyota Motor Corp đã tăng sản lượng xe toàn cầu lên 9% trong tháng 1, đánh dấu mức tăng đầu tiên sau ba tháng, nhưng vẫn không đạt được kế hoạch do tình trạng thiếu phụ tùng liên quan đến COVID.
Giá hàng hóa thế giới:

 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

75,71

+0,03

+0,04%

Dầu Brent

USD/thùng

82,29

-0,16

-0,19%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

65.550,00

-480,00

-0,73%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,69

-0,04

-1,39%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

236,83

+0,96

+0,41%

Dầu đốt

US cent/gallon

281,98

0,00

0,00%

Dầu khí

USD/tấn

825,75

-0,50

-0,06%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

75.000,00

0,00

0,00%

Vàng New York

USD/ounce

1.824,40

-0,50

-0,03%

Vàng TOCOM

JPY/g

7.935,00

+24,00

+0,30%

Bạc New York

USD/ounce

20,72

-0,07

-0,35%

Bạc TOCOM

JPY/g

91,40

+0,10

+0,11%

Bạch kim

USD/ounce

943,79

+1,08

+0,11%

Palađi

USD/ounce

1.430,60

-0,98

-0,07%

Đồng New York

US cent/lb

400,35

-0,75

-0,19%

Đồng LME

USD/tấn

8.802,00

+85,50

+0,98%

Nhôm LME

USD/tấn

2.363,00

+27,50

+1,18%

Kẽm LME

USD/tấn

2.988,50

+24,50

+0,83%

Thiếc LME

USD/tấn

25.478,00

-173,00

-0,67%

Ngô

US cent/bushel

642,50

-1,00

-0,16%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

706,75

-3,25

-0,46%

Lúa mạch

US cent/bushel

343,00

-0,50

-0,15%

Gạo thô

USD/cwt

17,27

-0,11

-0,63%

Đậu tương

US cent/bushel

1.508,75

-4,00

-0,26%

Khô đậu tương

USD/tấn

479,70

-2,10

-0,44%

Dầu đậu tương

US cent/lb

60,17

-0,17

-0,28%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

821,40

-2,30

-0,28%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.756,00

+8,00

+0,29%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

186,45

-1,25

-0,67%

Đường thô

US cent/lb

20,29

+0,62

+3,15%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

249,60

+1,20

+0,48%

Bông

US cent/lb

84,80

-0,10

-0,12%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

412,80

+12,00

+2,99%

Cao su TOCOM

JPY/kg

140,40

+1,30

+0,93%

Ethanol CME

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)