Trên thị trường năng lượng, giá dầu đã tăng 4% trong phiên đầu tuần, đảo chiều sau khi giảm mạnh trong tuần qua, khi các cuộc đụng độ quân sự giữa Israel và nhóm Hồi giáo Hamas của Palestine làm dấy lên lo ngại rằng một cuộc xung đột rộng lớn hơn có thể ảnh hưởng đến nguồn cung dầu từ Trung Đông.
Kết thúc phiên, giá dầu thô Brent tăng 3,57 USD, tương đương 4,2%, lên 88,15 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 3,59 USD, hay 4,3%, lên 86,38 USD/thùng. Trong phiên, có lúc cả 2 loại dầu đều tăng vọt hơn 4 USD, tương đương hơn 5%.
Tuần trước, dầu Brent giảm khoảng 11% và WTI giảm hơn 8%, mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 3/2023, khi triển vọng kinh tế vĩ mô u ám làm gia tăng lo ngại về nhu cầu toàn cầu.

Thứ Bảy vừa qua, Hamas đã phát động cuộc tấn công quân sự lớn nhất trong nhiều thập kỷ vào Israel. Israel đã trả đũa bằng một đợt không kích vào dải Gaza, khiến cảng Ashkelon của Israel và cảng dầu của nước này đã bị đóng cửa sau cuộc xung đột.

Rebecca Babin, nhà kinh doanh năng lượng cấp cao của CIBC Private Wealth US, cho biết: “Kết quả nghiêm trọng nhất đối với dầu thô là xung đột leo thang, có thể ảnh hưởng đến nguồn cung dầu thô”. Điều này diễn ra giữa lúc giá dầu đang tăng cao và dự trữ ở Mỹ trở nên khan hiếm.
Các quan chức Saudi Arabia hôm thứ Sáu đã nói với Nhà Trắng rằng họ sẵn sàng tăng sản lượng vào năm tới như một phần của thỏa thuận được đề xuất với Israel.
Goldman Sachs cho biết cuộc xung đột làm giảm khả năng bình thường hóa quan hệ của Israel với Saudi Arabia và thúc đẩy sản xuất của Saudi Arabia theo thời gian. Điều đó có nghĩa là cuộc tấn công sẽ không làm ảnh hưởng lớn ngay lập tức đối với tồn kho dầu ngắn hạn.
Trước đó, Riyadh và Moscow đã đồng ý cắt giảm tổng cộng 1,3 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm 2023. Sự gián đoạn mới sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng thắt chặt nguồn cung dự kiến từ nay đến cuối năm.
Các nhà phân tích cho rằng tác động của cuộc xung đột có thể bao gồm khả năng xuất khẩu của Iran, vốn đã tăng trưởng đáng kể trong năm nay, sẽ chậm lại, bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ.
Caroline Bain, nhà kinh tế hàng hóa trưởng của Capital Economics, cho biết: “Nếu Mỹ phán quyết rằng Iran có liên quan đến cuộc tấn công của Hamas, điều này có thể khiến nước này 'xoay trục' hoạt động xuất khẩu dầu của Iran bằng cách thực thi các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt hơn”.
Ông Ole Hansen của Ngân hàng Saxo cho biết sản lượng của Iran đã tăng gần 600.000 thùng mỗi ngày trong năm qua trong khi dầu thô được lưu trữ trong và ngoài khơi đã được bán ra thị trường, giảm bớt tình trạng thắt chặt nguồn cung hiện nay – do Saudi Arabia và Nga hạn chế sản lượng.
Trong khi đó, Venezuela và Mỹ đã đạt được tiến triển trong các cuộc đàm phán, có thể nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Caracas bằng cách cho phép thêm ít nhất một công ty dầu mỏ nước ngoài lấy dầu thô của Venezuela để trả nợ nếu Tổng thống Nicolas Maduro nối lại đàm phán với phe đối lập ở Mexico.
Giám đốc điều hành của Petrobras của Brazil cho biết, cuộc xung đột có thể dẫn đến sự biến động và đầu cơ cao hơn trên thị trường dầu mỏ.
Về phía nhu cầu, các hãng hàng không quốc tế lớn đã đình chỉ hoặc thu hẹp quy mô các chuyến bay đến hoặc đi từ Tel Aviv sau vụ tấn công. Các nhà phân tích cho biết giá dầu cao do xung đột có thể thúc đẩy lạm phát, buộc phải tăng lãi suất và có thể làm giảm nhu cầu.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng cao nhất một tuần sau khi xung đột ở Trung Đông làm gia tăng sức hấp dẫn của vàng như một nơi trú aanra an toàn.
Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay tăng 1,1% lên 1.853,20 USD/ounce, cao nhất kể từ ngày 29/9/2023; vàng kỳ hạn tương lai tăng 1% lên 1.864,30 USD.

Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 1,2% lên 21,86 USD/ounce, bạch kim tăng 1% lên 885,81 USD, trong khi palladium giảm gần 2% xuống 1.135,99 USD.

Bob Haberkorn, chiến lược gia thị trường cấp cao của RJO Futures cho rằng nếu xung đột tiếp tục leo thang ở Trung Đông thì giá vàng có thể tiến về mức 1.900 USD.
Các chỉ số chính của Phố Wall đều giảm, trong khi giá dầu thô tăng hơn 4% do bạo lực ở Trung Đông làm rung chuyển thị trường.
Thị trường cũng tập trung chú ý vào biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và dữ liệu lạm phát của Mỹ, sẽ công bố vào cuối tuần này.
Ole Hansen, người đứng đầu chiến lược hàng hóa tại Ngân hàng Saxo, cho biết: "Chúng tôi không tin rằng FOMC sẽ tiếp tục tăng lãi suất khi sự không chắc chắn gia tăng và triển vọng lãi suất đỉnh đột nhiên tiến gần hơn bất chấp tác động lạm phát tiềm tàng của giá dầu cao hơn". Theo công cụ CME Fedwatch, các nhà giao dịch hiện dự đoán có khoảng 28% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất lần nữa trong năm nay. Lãi suất cao hơn làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng thỏi.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng cũng tăng lên mức cao nhất một tuần khi khách hàng ở Trung Quốc quay trở lại thị trường sau kỳ nghỉ kéo dài một tuần, nhưng dự đoán giá khó có thể tăng hơn nữa do nhu cầu nói chung yếu ở nước tiêu thụ hàng đầu Trung Quốc, USD mạnh và tồn kho tăng.
Kết thúc phiên, giá đồng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 0,6% lên 8.090 USD/tấn, sau khi trước đó chạm 8.142 USD, cao nhất kể từ ngày 2/10/2023. Giá kim loại được sử dụng trong ngành điện và xây dựng này tuần trước đã chạm mức 7.870 USD, mức thấp nhất trong hơn bốn tháng.
Đối với các kim loại khác, giá nhôm vững ở mức 2.240 USD, kẽm giảm 0,2% xuống 2.505 USD, chì giảm 0,7% xuống 2.127 USD, thiếc tăng 1,6% lên 25.050 USD và niken tăng 1,6% lên 18.880 USD.
Các thương nhân cho biết các cuộc đụng độ quân sự giữa Israel và nhóm Hồi giáo Hamas của Palestine cũng là một nguồn gây bất ổn cho thị trường. Đồng tiền Mỹ cao hơn làm cho kim loại định giá bằng đô la đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác, điều này cuối cùng sẽ làm giảm nhu cầu và giá cả.
Tồn trữ đồng tại các kho của LME ở mức 170.425 tấn, tăng hơn 200% kể từ giữa tháng 7 và ở mức cao nhất kể từ tháng 5/2022.
Dữ liệu mới nhất từ Trung Quốc cho thấy doanh số bán nhà trung bình hàng ngày trong kỳ nghỉ lễ đã giảm 17% so với năm ngoái, bất chấp một loạt các biện pháp hỗ trợ từng phần để khôi phục niềm tin vào thị trường bất động sản ốm yếu.
Trong khi đó, giá quặng sắt giảm, với giá quặng tại Đại Liên chạm mức thấp nhất trong gần sáu tuần sau kỳ nghỉ Tuần lễ vàng, do biên lợi nhuận của nhà máy thép âm, hạn chế sản xuất và sự phục hồi kinh tế không chắc chắn ở Trung Quốc đè nặng lên tâm lý.
Giá quặng sắt giao tháng 1/2024 trên Sàn Đại Liên chốt phiên giảm 2,8% còn 828 nhân dân tệ (113,50 USD)/tấn, trước đó đạt 822,5 nhân dân tệ, mức yếu nhất kể từ ngày 30/8/2023. Trên Sàn giao dịch Singapore, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 11/2023 giảm 2,3% xuống 112,25 USD/tấn, kéo dài mức lỗ lên phiên thứ năm liên tiếp. Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây giảm 1,7%, thép cuộn cán nóng giảm 1,5%, thanh thép giảm 4,8% và thép không gỉ giảm 1,1%.
Công ty tư vấn Mysteel cho biết trong báo cáo triển vọng hàng tháng: “Tháng này có thể chứng kiến các yếu tố cơ bản của thị trường quặng sắt ở Trung Quốc… bắt đầu xấu đi”, trích dẫn nguồn cung tăng và nhu cầu yếu ở quốc gia chiếm hơn một nửa sản lượng thép thế giới.
Theo Mysteel, một số nhà máy thành viên của hiệp hội quặng sắt và thép tỉnh Vân Nam đã quyết định giảm sản lượng thép trong tháng 10 để hạn chế thua lỗ.
Dữ liệu thương mại của Trung Quốc trong tháng 9, bao gồm cả nhập khẩu quặng sắt, sẽ được công bố vào thứ Sáu và có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc mới về nhu cầu thép và quặng sắt.
Dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng ngày càng sâu sắc trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc cũng khiến thị trường rơi vào tình trạng khó khăn, với truyền thông địa phương đưa tin rằng Country Garden có thể sớm công bố tái cơ cấu nợ nước ngoài, trong khi các chủ sở hữu trái phiếu của China Evergrande Group nêu lên lo ngại về khả năng thanh lý.
Trên thị trường nông sản, giá ngô và đậu tương Mỹ giảm do tốc độ thu hoạch ở Trung Tây nước Mỹ, đảo ngược mức tăng trước đó do lo ngại về cuộc xung đột ở Trung Đông. Giá đậu tương vẫn ở gần mức thấp nhất 3 tháng và ngô đang dao động ở mức thấp chưa từng thấy kể từ tháng 1/2021. Cả hai đều bị tác động bởi nhu cầu xuất khẩu yếu, trầm trọng hơn bởi đồng đô la mạnh, bất chấp sự thắt chặt trong dự trữ đậu nành của Mỹ, nguồn cung đậu tương Brazil ổn định đã kìm hãm giá.
Kết thúc phiên, giá ngô kỳ hạn trên sàn Chicago (CBOT) giảm 0,8% xuống 4,88-1/4 USD/bushel, sau khi có lúc đạt 4,97 USD qua đêm; giá đậu tương tăng lên 12,77-1/2 USD trước khi ổn định ở mức 12,64-1/4, mất khoảng 0,1%; giá lúa mì tăng 0,8% lên 5,72-3/4 USD/bushel. Lúa mì giao tháng 12 giao dịch qua đêm lên tới 5,81-1/2 USD, nhanh chóng vượt qua mức trung bình động 20 ngày của hợp đồng, sau đó giảm trở lại khi xung đột giữa nhóm Hồi giáo Hamas và Israel leo thang.
Giá đường thô kỳ hạn trên sàn ICE tăng cao do xung đột ở Trung Đông. Đường thô kỳ hạn tháng 3/2024 chốt phiên tăng 0,6% lên 26.90 cent/lb; đường trắng kỳ hạn tăng 0,9% lên 715,80 USD /tấn.
Ủy ban châu Âu đã nâng ước tính sản lượng đường trắng trong niên vụ 2023/24 hiện tại lên 15,6 triệu tấn, từ mức 15,5 triệu tấn dự báo trước đó và hiện cao hơn 7,0% so với sản lượng năm ngoái.
Giá cà phê robusta giảm xuống mức thấp nhất trong sáu tháng. Theo đó, cà phê robusta kỳ hạn giảm 1,1% xuống 2.254 USD/tấn sau khi chạm mức thấp nhất 6 tháng là 2.244 USD; cà phê arabica kỳ hạn giảm 0,2% xuống 1.4575 USD/lb.
Các đại lý lưu ý rằng thời tiết nhìn chung thuận lợi ở nhà sản xuất robusta hàng đầu Việt Nam, nơi thu hoạch sẽ bắt đầu tăng tốc vào tháng tới.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản tăng do lo ngại về xung đột ở Trung Đông gây ra gián đoạn vận tải biển tiềm ẩn và phí vận chuyển cao hơn, các công ty lốp xe có khả năng tăng tồn kho cao su và do đó đẩy nhu cầu cao su tự nhiên lên cao. Việc khách hàng Trung Quốc quay trở lại giao dịch sau kỳ nghỉ kéo dài một tuần cũng đã làm cho thị trường vật chất trở nên sôi động và năng động hơn
Trên sàn Osaka, cao su giao tháng 3/2024 chốt phiên tăng 1,3 yên, tương đương 0,56%, lên mức 232,3 yên/kg. Giá cao su trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giao tháng 1/2024 chốt phiên tăng120 CNY ở mức 14.010 CNY/tấn. Tại Singapore, giá cao su kỳ hạn chốt phiên ở mức 138,8 US cent/kg, tăng 0,1%.
Nhật Bản có thể sẽ không tìm cách đảo ngược xu hướng giảm giá của đồng yên bằng biện pháp can thiệp tỷ giá hối đoái vì sự sụt giảm gần đây phản ánh các nguyên tắc cơ bản về kinh tế, cựu nhà ngoại giao tiền tệ hàng đầu Naoyuki Shinohara nói với Reuters.
Giá hàng hóa thế giới:

 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

86,16

-0,22

-0,25%

Dầu Brent

USD/thùng

87,94

-0,21

-0,24%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

83.140,00

+2.840,00

+3,54%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

3,35

-0,03

-0,83%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

223,98

+0,17

+0,08%

Dầu đốt

US cent/gallon

297,30

+0,64

+0,22%

Dầu khí

USD/tấn

893,75

+2,50

+0,28%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

77.000,00

0,00

0,00%

Vàng New York

USD/ounce

1.876,40

+12,10

+0,65%

Vàng TOCOM

JPY/g

8.897,00

+187,00

+2,15%

Bạc New York

USD/ounce

21,97

+0,04

+0,19%

Bạc TOCOM

JPY/g

106,00

+4,40

+4,33%

Bạch kim

USD/ounce

892,63

+2,41

+0,27%

Palađi

USD/ounce

1.147,63

+5,54

+0,49%

Đồng New York

US cent/lb

364,20

-0,40

-0,11%

Đồng LME

USD/tấn

8.104,00

+58,00

+0,72%

Nhôm LME

USD/tấn

2.241,50

+2,00

+0,09%

Kẽm LME

USD/tấn

2.513,00

+4,00

+0,16%

Thiếc LME

USD/tấn

25.140,00

+496,00

+2,01%

Ngô

US cent/bushel

486,75

-1,50

-0,31%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

567,50

-5,25

-0,92%

Lúa mạch

US cent/bushel

420,00

-0,50

-0,12%

Gạo thô

USD/cwt

15,80

-0,02

-0,16%

Đậu tương

US cent/bushel

1.257,75

-6,50

-0,51%

Khô đậu tương

USD/tấn

373,00

-1,60

-0,43%

Dầu đậu tương

US cent/lb

53,47

-0,46

-0,85%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

710,30

-7,20

-1,00%

Cacao Mỹ

USD/tấn

3.435,00

-18,00

-0,52%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

146,05

0,00

0,00%

Đường thô

US cent/lb

27,18

+0,44

+1,65%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

375,65

-1,55

-0,41%

Bông

US cent/lb

86,40

-0,56

-0,64%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

--

--

--

Cao su TOCOM

JPY/kg

141,30

+1,20

+0,86%

Ethanol CME

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%

 

 

 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)