Năng lượng: Giá dầu tăng gần 20%, đạt mức cao nhất nhiều tháng
Giá dầu trong phiên 31/7 tăng lên mức cao mới chưa từng có trong 3 tháng trở lại đây, và ghi nhận tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/2022, được hỗ trợ bởi những dấu hiệu cho thấy nguồn cung toàn cầu thắt chặt và nhu cầu dự kiến sẽ tăng trong suốt thời gian còn lại của năm nay.
Kết thúc phiên này, giá dầu thô Brent kỳ hạn tháng 10 tăng 1,02 US, hay 1,2%, lên 85,43 USD/thùng; dầu Brent kỳ hạn tháng 9 – đáo hạn trong phiên giao dịch này - tăng 0,7% lên 85,56 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,22 USD, hay 1,5%, lên 81,80 USD/thùng.
Cả hai loại dầu này kết thúc tháng 7 ghi nhận tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/2022, với dầu Brent tăng 15%, trong khi dầu WTI tăng 17%.
Một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters cho thấy Saudi Arabia dự kiến sẽ gia hạn kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 1 triệu thùng mỗi ngày sang tháng Chín. Sản lượng của Saudi Arabia đã giảm 860.000 thùng/ngày trong tháng Bảy, trong khi tổng sản lượng dầu của OPEC giảm 840.000 thùng/ngày.
Saudi Arabia dự kiến sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 1 triệu thùng mỗi ngày (bpd) thêm một tháng nữa, bao gồm cả tháng 9. Sản lượng của Saudi Arabia giảm 860.000 thùng/ngày (bpd) trong tháng 7, trong khi tổng sản lượng từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ giảm 840.000 thùng/ngày, kết quả khảo sát của Reuters hôm thứ Hai cho thấy.
Edward Moya, nhà phân tích của công ty môi giới tài chính OANDA cho biết: “Giá dầu thô kết thúc tháng Bảy ở vị thế khá vững chắc. Triển vọng nhu cầu vẫn cao và niềm tin rằng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn ngoài khối (nhóm OPEC+) sẽ đảm bảo thắt chặt nguồn cung trên thị trường.
Giới quan sát cũng cho hay dự trữ dầu ở nhiều nơi cũng đang bắt đầu giảm. Đặc biệt là ở Mỹ, nơi chính phủ đã bắt đầu bổ sung cho kho dự trữ dầu mỏ chiến lược. Theo ước tính trung bình của 5 nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò của Reuters, lượng dầu dự trữ tại Mỹ đã giảm khoảng 900.000 thùng trong tuần tính đến ngày 28/7.
Phil Flynn, nhà phân tích của Price Futures Group, cho biết: “Sau khi kết thúc đợt phát hành dầu dự trữ và lo ngại suy thoái kinh tế cũng như tình trạng cạn kiệt thanh khoản do lo ngại về sự ổn định của ngân hàng, khiến thị trường bỏ qua tình trạng siết chặt nguồn cung sắp xảy ra, thì thâm hụt nguồn cung sắp tới đang trở nên quá lớn để có thể bỏ qua”. .
Goldman Sachs ước tính nhu cầu dầu toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục 102,8 triệu thùng/ngày trong tháng Bảy. Ngân hàng này cũng điều chỉnh dự báo nhu cầu năng lượng năm 2023 theo hướng tăng thêm khoảng 550.000 thùng/ngày, dựa trên ước tính tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở Ấn Độ và Mỹ sẽ giúp bù đắp cho sự sụt giảm tiêu thụ của Trung Quốc.
Kim loại quý: Giá vàng tăng mạnh nhất trong 4 tháng
Giá vàng tăng trong phiên cuối tháng và tính chung trong tháng 7 tăng hơn 2%, mức tăng mạnh nhất 4 tháng, do USD yếu đi và dự đoán chu kỳ tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn sắp đạt đỉnh.
Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay tăng 0,4% lên 1.967,77 USD/ounce, tính chung cả tháng 7 tăng 2,5%; vàng kỳ hạn tháng 12 tăng 0,5% lên 2.009,2 USD/ounce.
Giá bạc phiên này tăng khoảng 1,8% lên 24,77 USD/ounce; bạch kim cũng tăng 1,8% lên 952,55 USD/ounce; trong khi palladium tăng 3,1% lên 1.284,05 USD. Cả ba kim loại quý này đều tăng giá trong tháng 7.
Chỉ số đồng USD – được coi là thước đo "sức khỏe" của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác - hướng tới tháng giảm thứ hai liên tiếp, khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn đối với những nhà giao dịch nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Các số liệu gần đây cho thấy dấu hiệu lạm phát tại Mỹ đã hạ nhiệt, làm tăng kỳ vọng rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sắp kết thúc chu kỳ tăng lãi suất “nóng” nhất kể từ những năm 1980 tới nay.
Theo công cụ FedWatch của nền tảng giao dịch CME, thị trường hiện đặt cược Fed có 60% khả năng giữ nguyên lãi suất như hiện tại trong năm nay.
Jim Wyckoff, nhà phân tích thị trường cao cấp của chuyên trang về thị trường kim loại quý Kitco, nhận định: “Khả năng Fed tăng lãi suất tại cuộc họp tháng Chín là rất thấp. Nhưng vào cuối năm nay, nếu các số liệu kinh tế vẫn mạnh mẽ, Fed có thể tăng lãi suất một lần nữa”.
"Ngay bây giờ, thị trường vàng và bạc đang chờ chất xúc tác tiếp theo... nếu nhu cầu từ Trung Quốc bắt đầu phục hồi, chúng ta sẽ thấy giá vàng và bạc sẽ tăng nhiều hơn."
Hai nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu hôm thứ Sáu cũng đưa ra triển vọng chấm dứt chuỗi tăng lãi suất mạnh nhất và dài nhất. Lãi suất cao hơn làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng thỏi.
Matt Simpson, nhà phân tích cấp cao của City Index cho biết: “Các thị trường cảm thấy có cơ sở nhận định rằng lãi suất của Fed đang ở mức hoặc gần với mức đỉnh, với các báo cáo lạm phát chính từ Mỹ đều chỉ ra tốc độ giảm phát nhanh hơn”.
Kim loại công nghiệp: Giá tăng trong tháng 7, đồng cao nhất 1 tháng
Giá đồng tăng lên cao nhất trong hơn một tháng trong phiên 31/7 bởi hy vọng Trung Quốc sẽ bổ sung các gói kích thích kinh tế, nhưng số liệu sản xuất yếu từ nước này và những lo ngại về nhu cầu đã hạn chế đà tăng.
Kết thúc phiên này, giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 1,8% lên 8.820 USD/tấn. Trước đó giá đã lên 8.840,5 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 22/6. Tính chung trong tháng 7, giá đồng tăng mạnh nhất kể từ tháng 1 khi dự đoán hoạt động sản xuất phục hồi và nhu cầu mạnh bởi Trung Quốc kết thúc chính sách Zero Covid.
Giá nhôm phiên này cũng tăng lên mức cao nhất 2 tuần, là 2.289 USD/tấn khi đường trung bình động 100 ngày bị phá vỡ đã kích hoạt lực mua. Nhôm kết thúc phiên tăng 2,9% lên 2.287 USD/tấn. Giá kẽm tăng 2,6% lên 2.563 USD, chì không đổi ở mức 2.158 USD, thiếc tăng 0,1% lên 28.770 USD và niken giảm 0,1% xuống 22.275 USD.
Trung Quốc đã công bố thêm các hướng dẫn chính sách vào thứ Hai nhưng không có biện pháp cụ thể nào để thúc đẩy nền kinh tế, trong khi Bắc Kinh và Thâm Quyến vào cuối tuần qua cho biết họ sẽ thực hiện các biện pháp để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người mua nhà mà không đưa ra chi tiết.
Giá quặng sắt tăng trong phiên cuối tuần sau khi chính phủ Trung Quốc thông báo các biện pháp tăng tiêu thụ, mặc dù lĩnh vực sản xuất trì trệ ở nước này và những lo ngại kéo dài về nhu cầu thép đã hạn chế đà tăng.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (Trung Quốc) đóng cửa tăng 0,5% lên 841,5 CNY (117,79 USD)/tấn sau hai phiên giảm. Tính chung trong tháng 7, giá quặng sắt ở Đại Liên giảm nhẹ.
Tại Singapore, quặng sắt cùng kỳ hạn tăng 0,9% lên 107,6 USD/tấn cũng sau hai phiên giảm. Tại Thượng Hải, thép cây tăng 0,2%, thép cuộn cán nóng giảm 0,2%, thép dây tăng 1,2%, và thép không gỉ tăng 1%.
Hội đồng nhà nước Trung Quốc đã công bố các biện pháp khôi phục và mở rộng tiêu thụ trong lĩnh vực ô tô, bất động sản và dịch vụ nhằm phát huy đầy đủ vai trò cơ bản của tiêu dùng trong phát triển kinh tế.
Các thành phố lớn nhất của Trung Quốc, gồm Bắc Kinh và Thâm Quyến cho biết sẽ thực hiện các biện pháp để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người mua nhà, nhưng không đưa ra thông tin chi tiết, nhằm hỗ trợ lĩnh vực bất động sản đang ít có dấu hiệu phục hồi.
Hoạt động sản xuất tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này giảm tháng thứ 4 liên tiếp trong tháng 7, mặc dù tốc độ đã chậm lại, củng cố sự cần thiết hỗ trợ chính sách hơn nữa để thúc đẩy nhu cầu trong nước.
Các nhà máy thép ở tỉnh Vân Nam phía tây nam Trung Quốc được yêu cầu chuẩn bị cho việc cắt giảm sản lượng để đáp ứng yêu cầu của chính phủ về việc hạn chế sản lượng năm 2023 ở mức năm ngoái.
Nông sản: Giá hầu hết tăng trong tháng 7, trừ cà phê và cà phê
Giá ngô Mỹ giảm liên tiếp trong tuần cuối cùng của tháng 7 do dự đoán thời tiết mát mẻ và ẩm ướt hơn có thể hỗ trợ mùa màng của Mỹ.
Kết thúc phiên 31/7, giá ngô kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch Chicago giảm 17 US cent xuống 5,04 USD/bushel. Hợp đồng kỳ hạn tháng 12 được giao dịch nhiều nhất giảm 17-1/4 US cent xuống 5,13 USD/bushel, sau khi chạm 5,08 USD, thấp nhất kể từ ngày 18/7.
Giá đậu tương xuống thấp nhất 3 tuần do dự báo thời tiết của Mỹ tốt cho giai đoạn quan trọng của cây trồng trong đầu tháng 8. Đậu tương kỳ hạn tháng 11 giảm 50-3/4 US cent xuống 13,31-3/4 USD/bushel sau khi xuống 13,22-3/4 USD/bushel, thấp nhất kể từ ngày 10/7.
Giá lúa mì cũng giảm bởi sản lượng từ Biển Đen mạnh mặc dù căng thẳng tiếp tục trong khu vực này. Lúa mì mềm đỏ vụ đông giao tháng 9 đóng cửa giảm 38-1/2 US cent xuống 6,65-3/4 USD/bushel sau khi chạm 6,60-1/4 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 18/7.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10 đóng cửa phiên 31/7 tăng 0,19 US cent, hay 0,8%, lên 24,11 US cent/lb, sau khi giảm 4,4% trong tuần trước; đường trắng kỳ hạn tháng 10 tăng 4,8 USD, hay 0,7%, lên 683,3 USD/tấn.
Ngân hàng Rabobank cho biết họ tin tưởng đường sẽ giảm từ mức cao hiện nay nếu thời tiết ít nhiều trở nên bình thường, bởi có những dấu hiệu nhu cầu đang giảm dần. Theo Rabobank: “Tại một số thị trường, giá đường tăng đã bắt đầu chuyển sang người tiêu dùng. Hơn nữa, một nhà sản xuất thực phẩm lớn gần đây đã thông báo tăng cường nỗ lực giảm hàm lượng đường".
Cơ quan thu mua ngũ cốc nhà nước của Ai Cập (GASC) cho biết họ đã mua 150.000 tấn đường thô của Brazil trong một cuộc đấu thầu.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 đóng cửa tăng 6,75 US cent hay 4,3% lên 1,6465 USD/lb sau khi giảm 2,4% trong tuần trước; cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 tăng 33 USD hay 1,3% lên 2.621 USD/tấn, giá đã giảm 8% trong tuần trước.
Các đại lý cho biết đã đến lúc giá đảo chiều tăng do dự trữ trên sàn ICE tiếp tục giảm và nông dân đặc biệt ở Brazil từ chối bán ở giá hiện tại. Dự trữ cà phê arabica của sàn ICE giảm xuống mức thấp nhất 8 tháng đạt 528.000 bao. Xuất khẩu cà phê từ Việt Nam ước tính giảm 6% trong 7 tháng đầu năm 2023. Xuất khẩu cà phê rubusta Sumatra từ Indonesia, nước xuất khẩu thứ hai, đứng ở mức 14.858 tấn trong tháng 6, giảm 14% so với cùng tháng năm trước.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản tăng trong phiên cuối tháng, lần tăng đầu tiên trong hơn một tuần, bởi các biện pháp hỗ trợ mới ở Trung Quốc, hoạt động sản xuất mạnh ở Nhật Bản và đồng JPY giảm mạnh.
Hợp đồng cao su giao tháng 1/2024 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 1,4 JPY hay 0,7% lên 200,5 JPY (1,42 USD)/kg. Hợp đồng này gần mức thấp nhất hai năm kể từ ngày 18/7, và tính chung cả tháng giảm 2,7%. Tại Thượng Hải cao su giao tháng 9 tăng 110 CNY lên 12.300 CNY (1.720,59 USD)/tấn. Hợp đồng cao su kỳ hạn giao tháng 8 trên nền tảng SICOM của Sở giao dịch Singapore được giao dịch lần cuối ở mức 131,0 US cent/kg, giảm 0,1%.
Sản xuất công nghiệp của Nhật Bản tháng 6 tăng lần đầu tiên trong hai tháng, làm nổi bật niềm tin ngày càng tăng giữa các nhà sản xuất bởi nhu cầu mạnh. JPY giảm 0,58% so với USD khiến các tài sản định giá bằng JPY rẻ hơn cho khách hàng nước ngoài.
Tồn kho cao su tại các kho do Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giám sát đã tăng 1,8 % so với một tuần trước đó, sàn giao dịch cho biết vào thứ Sáu tuần trước.
Giá hàng hóa thế giới:

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)