Dầu cọ

Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 6/2021 trên sàn Bursa Malaysia đóng cửa tăng 77 ringgit, tương đương 2,06% lên 3.807 ringgit (923,36 USD)/tấn, mức cao nhất kể từ ngày 07/4/2021.

Theo các nhà khảo sát hàng hóa, xuất khẩu dầu cọ của Malaysia trong 15 ngày đầu tháng 4/2021 đã tăng từ 6% - 15% so với cùng giai đoạn này trong tháng 3/2021.
Một thương nhân có trụ sở tại Singapore cho biết, thị trường đang kỳ vọng xuất khẩu dầu cọ tăng từ các nước mua dầu cọ lớn như Ấn Độ và Trung Quốc, để bổ sung nguồn dự trữ.
Theo Hội đồng dầu cọ Malaysia, nước này đã giữ mức thuế xuất khẩu 8% đối với dầu cọ thô.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 0,6% trong khi giá dầu cọ tăng 2%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 0,5%. Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá của các loại dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Đường
Kết thúc phiên vừa qua, giá đường trắng kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn London tăng 14 USD, tương đương 3,2% lên 455,6 USD/tấn. Giá đường thô giao cùng kỳ hạn trên sàn ICE đóng cửa tăng mạnh thêm 0,52 US cent, tương đương 3,3% lên 16,38 US cent/lb, lên mức cao nhất trong vòng gần 1 tháng do giá hàng hóa và chứng khoán thế giới vững ở mức cao và lo ngại sản lượng của Brazil có thể giảm sút.

Đồ thị giá đường trắng và đường thô phiên 15/4

 

Các đại lý nhận định, Brazil sẽ rất khó có thể đạt mức sản lượng 36 triệu tấn đường như dự đoán ban đầu. Do đó, giá đường có khả năng sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, mặc dù xuất khẩu từ Ấn Độ mạnh hạn chế xu hướng giá đường thô tăng.
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng đường của Thái Lan năm 2021/22 sẽ hồi phục thêm 40% so với năm 2020/21, lên 10,6 triệu tấn.

Nguồn: VITIC/Reuters