Việt Nam là quốc gia xuất khẩu hạt tiêu hàng đầu thế giới, chiếm 50% tổng sản lượng tiêu toàn cầu. Tuy nhiên, hàng năm, nước ta vẫn nhập khẩu tiêu từ các nước Đông Nam Á và Brazil để chế biến xuất khẩu. Việt Nam hiện là đối tác nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất của Brazil, với 4.993 tấn được ghi nhận trong tháng 4/2025, tăng 5,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, các thị trường lớn khác bao gồm UAE (806 tấn, tăng 6,6%) và Senegal (737 tấn, giảm 15%).
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dựa vào các yếu tố cung - cầu hiện tại, đã đưa ra dự đoán, giá hạt tiêu có thể tăng nhẹ trong khoảng thời gian từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 6/2025, khi các doanh nghiệp xuất khẩu hoàn tất hợp đồng giao hàng quý II/2025.
Hiệp hội Hạt tiêu Quốc tế (IPC) điều chỉnh tăng 0,19% đối với giá tiêu đen Lampung - Indonesia (7.252 USD/tấn) và tăng 0,2% đối với giá tiêu trắng Muntok – Indonesia (9.983 USD/tấn). Tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 6.800 USD/tấn; tiêu đen Kuching Malaysia ASTA có giá 9.200 USD/tấn; tiêu trắng Malaysia ASTA chốt ở 11.900 USD/tấn. Giá tiêu đen của Việt Nam đứng ở mức thấp nhất là 6.700 USD/tấn đối với loại 500 g/l và mức 6.800 USD/tấn với loại 550 g/l. Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu chốt ở 9.700 USD/tấn.

Bảng giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng hàng ngày

Loại hạt tiêu

Giá cả

(Đơn vị: USD/tấn)

Thay đổi

(%)

Tiêu đen Lampung - Indonesia

7.252

+0,19

Tiêu trắng Muntok - Indonesia

9.983

+0,20

Tiêu đen Brazil ASTA 570

6.800

-

Tiêu đen Kuching Malaysia ASTA

9.200

-

Tiêu trắng Malaysia ASTA

11.900

-

Tiêu đen loại 500 g/l Việt Nam

6.700

-

Tiêu đen loại 550 g/l Việt Nam

6.800

-

Tiêu trắng Việt Nam ASTA

9.700

-

Lưu ý: Các giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, mức giá thực tế sẽ có sự chênh lệch theo từng địa phương, phương thức vận chuyển, phương thức thanh toán, khối lượng giao dịch… Quý độc giả vui lòng liên hệ đến các doanh nghiệp, đại lý kinh doanh hạt tiêu gần nhất để được tư vấn cụ thể.

Nguồn: Vinanet/VITIC, IPC, DN&KD