Cụ thể, trong hai phiên giao dịch đầu tuần, giá cao su RSS 3 giao tháng 01/2016 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Tokyo (TOCOM) giảm mạnh.
Nguyên nhân theo các chuyên gia trong ngành do ảnh hưởng bởi giá dầu giảm sâu về dưới mức 50 USD/tấn, đồng thời các nhà đầu tư tiếp tục lo ngại về khả năng tiêu thụ cao su thiên nhiên của Trung Quốc.
Tuy nhiên, ngay sau khi được hỗ trợ bởi đồng Yên giảm giá so với USD, giá cao su hai phiên tiếp sau tăng nhẹ trở lại.
Kết thúc tuần, giá cao su RSS 3 giao tháng 01/2016 (TOCOM) quay đầu giảm trở lại, đạt 1.550 USD/tấn, giảm 40 USD/tấn (-2,5%) so với ngày đầu tuần (03/8) và giảm 94 USD/tấn (-5,7%) so với ngày cuối tuần trước (31/7).
|
Nguồn: www.vra.com.vn |
Như vậy, trong tháng 8, giá cao su RSS 3 (TOCOM) trung bình đạt 1.572 USD/tấn đối với loại hợp đồng giao sau 5 tháng, giảm 137 USD/tấn (-8,0%) so với mức giá trung bình tháng 7/2015 và giảm 382 USD/tấn (-19,6%) so với tháng 8/2014.
Tại sàn SICOM Singapore, ngày 6/8, giá cao su TSR 20 hợp đồng giao tháng 8/2015 đạt 1.367 USD/tấn, giảm 7 USD/tấn (-0,5%) so với ngày đầu tuần và giảm 21 USD/tấn (-1,5%) so với ngày cuối tuần trước (31/7).
Tại Sở Giao dịch Cao su Malaysia (MRE), giá cao su SMR 20 xuất khẩu do MRB chào bán biến động tương tự như tại hai sàn TOCOM và SICOM.
Kết thúc tuần, ngày 07/8, giá SMR 20 đạt 1.339 USD/tấn, giảm 30 USD/tấn (-2,2%) so với ngày đầu tuần và giảm 62 USD/tấn (-4,4%) so với ngày cuối tuần trước.
Tương tự, theo Hiệp hội Cao su, tại thị trường Việt Nam, tuần từ 03/8 - 07/8, giá cao su xuất khẩu chào bán tiếp tục giữ ổn định sau khi giảm vào ngày 3/8. Kết thúc tuần, giá SVR 3L xuất khẩu chào bán đạt 1.540 USD/tấn, giảm 50 USD/tấn (-3,1%) so với ngày cuối tuần trước đó (31/7).
Nguồn: www.vra.com.vn |
|
Như vậy, trong những ngày đầu tháng 08/2015, giá SVR 3L của Việt Nam xuất khẩu chào bán đạt trung bình 1.540 USD/tấn, giảm 98 USD/tấn (-6,0%) so với mức trung bình trong tháng 7/2015, và giảm 238 USD/tấn (-13,4%) so với tháng 8/2014.
Kiều Linh