Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm thứ Tư (8/12) đã công bố các quy định hạn chế nghiêm ngặt hơn để chống Covid-19, theo đó yêu cầu mọi người làm việc tại nhà, đeo khẩu trang ở những nơi công cộng và sử dụng hộ vắc xin để làm chậm lại sự lây lan của biến thể mới.
Chỉ số đô la Mỹ tăng mạnh so với hầu hết các đồng tiền của nhóm G10, ngoại trừ yen Nhật, do nhà đầu tư tìm đến nơi trú ẩn an toàn. USD mạnh lên khiến những hàng hóa như đồng trở nên đắt đỏ hơn đối với những người mua bằng các loại tiền tệ khác.
Đồng được sử dụng trong ngành điện và xây dựng. Trong khi giá kim loại này vẫn đang được hỗ trợ bởi lượng tồn trữ thấp thì đồng cũng chịu áp lực từ việc tăng trưởng ở Trung Quốc – thị trường tiêu thụ hàng đầu thế giới – hạ nhiệt và chính sách thắt chặt tiền tệ của Mỹ.
Kết thúc phiên 9/12, giá đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 1,1% xuống 9.542 USD/tấn. Tuy nhiên, so với đầu năm, giá đồng hiện vẫn cao hơn 20%, trong khi chỉ số giá kim loại nói chung tăng gần 30%.
Lượng đồng lưu trữ ở các kho bảo đảm của sàn LME tăng lên mức cao nhất 1 tháng, là 76.250 tấn. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn 69% so với mức cao 238.725 tấn đạt được vào tháng 8.
Mức cộng giá đồng kỳ hạn giao ngay với kỳ hạn 3 tháng hiện chỉ còn 14 USD/tấn, so với mức kỷ lục 1.103,50 USD hồi tháng 10, cho thấy tình trạng khan hiếm nguồn cung gần hạn đã giảm bớt.
Các công ty phát triển bất động sản China Evergrande Group và Kaisa Group đã bị cơ quan xếp hạng Fitch hạ cấp xuống "hạn chế vỡ nợ" vì không thanh toán được lợi suất trái phiếu nợ nước ngoài đúng hạn. Lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ trọng lớn trong tiêu thụ đồng.
Về những kim loại cơ bản khác, giá nickel phiên vừa qua giảm 1,6% xuống 19.905 USD/tấn. Tập đoàn Tsingshan Holding của Trung Quốc bắt đầu sản xuất nickel mờ - một sản phẩm niken trung gian có thể được chế biến thành hóa chất cho pin xe điện - ở Indonesia.
Giá nhôm trên sàn LME kết thúc phiên tăng 0,2% lên 2,633 USD/tấn, kẽm tăng 0,4% lên 3,322 USD, chì giảm 0,7% xuống 2,268 USD và thiếc tăng 0,7% lên 39,535 USD.
 

Nguồn: Vinanet /VITIC / Reuters