Giá quặng sắt tại Đại Liên ngày 17/10/2019 có chuỗi giảm 3 phiên liên tiếp, do lo ngại nhu cầu nguyên liệu sản xuất thép sẽ bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới là 1 nguồn rủi ro đáng kể đối với nền kinh tế toàn cầu, các quan chức hàng đầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết.
Nhu cầu thép tại nước tiêu thụ và sản xuất hàng đầu – Trung Quốc – dự báo sẽ chỉ tăng 1% trong năm tới, so với dự kiến tăng trưởng 7,8% trong năm nay, Hiệp hội Thép Thế giới cho biết.
Tăng trưởng nhu cầu thép toàn cầu sẽ chậm lại xuống 1,7% năm 2020, so với dự báo tăng trưởng 3,9% trong năm nay, tập đoàn có trụ sở tại Bỉ cho biết.
Nhà phân tích Helen Lau thuộc Argonaut Securities cho biết: “Luồng thông tin tiêu cực kéo giá quặng sắt giảm”.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn Đại Liên giảm 3,5% xuống 607 (85,52 USD)/tấn, thấp nhất kể từ ngày 2/9/2019, trong phiên có lúc giảm 2,9%.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 11/2019 trên sàn Singapore giảm 1,1% xuống 82,27 USD/tấn, thấp nhất kể từ cuối tháng 8/2019.
Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc giảm xuống 89,5 USD/tấn, thấp nhất kể từ ngày 2/9/2019, so với 91,5 USD/tấn trong phiên thứ ba (15/10/2019), công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Hai công ty khai thác quặng sắt lớn nhất thế giới, Vale SA và Rio Tinto, trong đầu tuần này báo cáo sản lượng và xuất khẩu thép quý 3/2019 tăng, đẩy sản lượng thép toàn cầu duy trì vững.
Trong tháng 1/2019, thảm họa vỡ đập tại Brazil khiến mỏ khai thác đóng cửa để kiểm tra an toàn, siết chặt nguồn cung quặng sắt toàn cầu và đấy giá lên mức cao nhất 5 năm trong tháng 7/2019.
BHP Group Ltd BHP.AX, công ty khai thác quặng sắt lớn nhất thế giới công bố sản lượng quặng sắt quý trong tháng 9/2019 giảm nhẹ do kế hoạch bảo dưỡng tại cảng lớn, song vẫn duy trì dự báo sản lượng quặng sắt năm 2020.
Các hạn chế sản lượng thép tại một số trung tâm công nghiệp Trung Quốc nhằm hạn chế ô nhiễm không khí, cũng khiến triển vọng nhu cầu quặng sắt và các nguyên liệu sản xuất thép khác suy giảm.
Giá thanh cốt thép kỳ hạn trên sàn Thượng Hải giảm 0,4% xuống 3.310 CNY/tấn. Giá thép cuộn cán nóng giảm 0,5% xuống 3.297 CNY/tấn. Giá than luyện cốc trên sàn Đại Liên tăng 0,2% lên 1.227,5 CNY/tấn, song giá than cốc giảm 0,7% xuống 1.780,5 CNY/tấn.
Giá thép không gỉ giảm 2,3% xuống 15.150 CNY/tấn, theo xu hướng giá nickel giảm.
Các thông tin khác:
Thép HRC: Bị ảnh hưởng bởi nhu cầu toàn cầu suy yếu, nhập khẩu thép cuộn cán nóng (HRC) của Đài Loan (TQ) trong năm nay tăng mạnh.
Thống kê hải quan cho biết, tổng nhập khẩu thép HRC trong 9 tháng đầu năm 2019 đạt 372.000 tấn, tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Hơn nữa tăng cao hơn so với cả năm 2018 (308.734 tấn).
Nhập khẩu thép HRC của Ấn Độ chỉ đạt 17 tấn năm 2018 và tăng vọt lên gần 49.000 tấn năm nay. Bên cạnh đó, nhập khẩu thép HRC của Nga, Ukraine đạt 32.000 tấn và 16.000 tấn.
Do các biện pháp bảo vệ của EU và Mỹ, Ấn Độ, Nga và Ukraine chuyển xuất khẩu sang thị trường Đài Loan. Nếu nhu cầu toàn cầu không được cải thiện, giá nhập khẩu sẽ giảm hơn nữa.
Gang: Thống kê từ Bộ Tài chính Nhật Bản, nhập khẩu gang của nước này trong 8 tháng đầu năm 2019 đạt 121.000 tấn, tăng mạnh 161,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhập khẩu trung bình tháng đạt 15.000 tấn và nhập khẩu năm đạt 180.000 tấn. Trong số đó, Nga là thị trường xuất khẩu lớn nhất đạt 63.000 tấn, tăng 70,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 52,1% trong tổng số.
Mặt khác, nhập khẩu gang của Nhật Bản trong tháng 8/2019 đạt 22.000 tấn, tăng 48,8% so với tháng 8/2018, hầu hết gang của Nhật Bản được nhập khẩu từ Indonesia đạt 6.000 tấn, tăng 202,4% so với tháng 8/2018 và chiếm 27,6% trong tổng số.
Thép: Hiệp hội Thép Thế giới (WSA) đã công bố kết quả dự báo nhu cầu thép trong ngắn hạn cho năm 2019 và 2020. Dự báo nhu cầu thép của Trung Quốc sẽ tăng 7,8% lên khoảng 900 triệu tấn và nhu cầu cho các khu vực khác sẽ tăng 0,2% lên 870 triệu tấn.
Một số người tham gia thị trường dự báo nhu cầu thép Trung Quốc và các nước khác dự kiến sẽ tăng 1% và 2,5% theo thứ tự lần lượt.
Trong số đó, nhu cầu thép tăng 4,1% do sự phát triển kinh tế tại các nước đang phát triển.
Nguồn: VITIC/Reuters