Bên cạnh đó, có 14 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm 37,4 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) đạt 222,7 triệu USD.
Số vốn đầu tư này tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 137,9 triệu USD, chiếm 61,9% tổng vốn đầu tư; lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 33,8 triệu USD, chiếm 15,2%.
Dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 15,9 triệu USD, chiếm 7,1%; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ đạt 12 triệu USD, chiếm 5,4%.
Trong 6 tháng đầu năm có 22 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó Đức là nước dẫn đầu với 92,6 triệu USD, chiếm 41,6%; Myanmar xếp thứ 2 với 38,3 triệu USD, chiếm 17,2%.
Tiếp dó là Lào với 24,7 triệu USD, chiếm 11,1%. Hoa Kỳ đứng thứ 4 với 21,7 triệu USD, chiếm 9,8%. Singapore đứng tiếp theo với 19 triệu USD, chiếm 8,5% và vốn đầu tư vào Cam-pu-chia đạt 15,7 triệu USD, chiếm 7,1%.