Cập nhật lúc 9h00 ngày 3/4/2020
Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã vượt mốc một triệu ca với hơn 52.000 ca tử vong. Người dân tại các nước phương Tây bắt đầu được yêu cầu đeo khẩu trang để ngăn dịch lây lan.
Mỹ: Nước này ghi nhận thêm 28.967 ca nhiễm COVID-19 trong ngày 2/4, nâng tổng số ca bệnh lên 244.320, số ca tử vong tăng thêm 795 lên 5.883 trường hợp.
Cũng trong ngày 2/4, Nhà Trắng thông báo, Tổng thống Donald Trump đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần thứ hai với SARS-CoV-2, đồng thời khẳng định, ông Trump “khỏe mạnh và không có triệu chứng” nhiễm SARS-CoV-2.
Nguồn: Tuổi trẻ
Đức: Tính đến 16h ngày 2/4 (giờ địa phương), Đức ghi nhận 962 trường hợp tử vong vì COVID-19, 80.641 ca dương tính với SARS-CoV-2 và hơn 22.000 người khỏi bệnh.
3 bang có số ca nhiễm cao nhất ở Đức là Bayern (trên 19.000 ca, 277 người tử vong), Nordrhein-Westfalen (trên 17.000 ca, 197 người tử vong) và Baden-Württemberg (trên 14.500 ca, 241 người tử vong). Số bệnh nhân mắc COVID-19 ở thủ đô Berlin đang tiếp tục gia tăng, lên gần 3.000 trường hợp và 19 ca tử vong.
Trong khi đó, theo Worldometers, tính đến 7h ngày 3/4 (theo giờ Hà Nội), tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 ở Đức đã vượt Trung Quốc (81.589 ca) lên 84.794 trường hợp, với 1.107 ca tử vong.
Italy: Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy công bố, trong ngày 2/4, quốc gia Nam Âu này ghi nhận thêm 4.668 ca dương tính với SARS-CoV-2, nâng tổng số bệnh nhân mắc COVID-19 lên 115.242 trường hợp.
Cũng theo cơ quan trên, trong 24 giờ qua, Italy đã ghi nhận thêm 760 bệnh nhân tử vong do COVID-19, nâng tổng số người thiệt mạng trong đại dịch này lên 13.915 trường hợp, cao nhất thế giới. Trong khi đó, số bệnh nhân được điều trị thành công là 18.278 người (tăng 1.431 trường hợp).
Tại vùng tâm dịch Lombardy, tổng số bệnh nhân mắc COVID-19 hiện là 46.065 trường hợp, trong đó có 7.960 người tử vong.
Tây Ban Nha: Số người chết vì COVID-19 ở Tây Ban Nha đã vượt quá 10.000 người sau khi 950 người tử vong chỉ trong một đêm, nhưng giới chức trách y tế nước này ghi nhận sự giảm tốc độ gia tăng hàng ngày về tỷ lệ ca nhiễm và tử vong.
Chính phủ ly khai vùng Catalonia của Tây Ban Nha đã yêu cầu quân đội quốc gia hỗ trợ.
Anh: Tại Anh, tính đến 7h sáng ngày 3/4 (giờ Việt Nam), nước này ghi nhận thêm 569 ca tử vong do nhiễm SARS-CoV-2, tương đương với tỷ lệ gia tăng 24% so với ngày 1/4, nâng tổng số bệnh nhân mắc COVID-19
thiệt mạng lên tới 2.921 người.
Theo Bộ Y tế nước này, số người được xét nghiệm SARS-CoV-2 trong thời gian qua là 163.194 trường hợp, trong đó có 33.718 ca có kết quả dương tính.
Anh hiện đứng thứ 8 trong số các quốc gia có số ca tử vong do COVID-19
cao nhất thế giới, sau Mỹ, Italy, Tây Ban Nha, Đức, Trung Quốc, Pháp và Iran.
Nga: Tại Nga lệnh phong tỏa một phần và những quy định hạn chế khác được áp dụng nhằm chặn đà lây lan của SARS-CoV-2 ở thủ đô này sẽ được duy trì đến ngày 1/5.
Kể từ ngày 30/3, các cư dân ở thành phố Moscow - tâm dịch COVID-19
ở Nga - chỉ được phép ra khỏi nhà để mua thực phẩm hoặc thuốc men ở khu vực lân cận, điều trị y tế khẩn cấp, dắt chó đi dạo hoặc đổ rác.
Iran: Truyền thông Trung Đông ngày 2/4 đưa tin, Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Larijani đã có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Hiện nhà lãnh đạo này đang được cách ly và điều trị.
Cho đến nay, Chủ tịch Quốc hội Larijani là quan chức cấp cao nhất trong hàng ngũ lãnh đạo của Iran mắc COVID-19.
Theo số liệu thống kê mới nhất, đến nay đã có 3.160 người Iran tử vong do COVID-19 và 50.468 người mắc căn bệnh này.
Trung Quốc: Trung Quốc đại lục ghi nhận ít ca nhiễm mới hơn, nhưng ở một số khu vực đã thắt chặt các biện pháp hạn chế di chuyển do lo ngại nhiều ca nhiễm nhập khẩu hơn.
Nhật Bản: Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trở thành tâm điểm bàn cãi trên mạng xã hội sau khi ông cam kết chính phủ sẽ gửi 2 khẩu trang vải có thể tái sử dụng đến mỗi hộ gia đình để phòng COVID-19.
Theo AFP, quyết định cung cấp 2 khẩu trang vải phòng dịch COVID-19 cho mỗi hộ gia đình khiến nhiều người dân lúng túng và tự hỏi liệu những gia đình có nhiều hơn 2 người sẽ phải làm gì.
Indonesia: Số người chết vì COVID-19 ở Indonesia đã tăng lên 170 người, vượt qua Hàn Quốc và trở thành quốc gia có số ca tử vong cao nhất được ghi nhận ở châu Á sau Trung Quốc.
Thêm 10 bệnh nhân được chữa khỏi bệnh
Diễn biến dịch  COVID-19 tại Việt Nam
Nguồn: Tuổi trẻ
Đến sáng nay (3/4) đã có thêm 10 bệnh nhân chữa khỏi bệnh, xuất viện. Như vậy, tại Việt Nam hiện đã có 85 ca khỏi bệnh.
Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận có 7 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, trong đó có cháu bé 2 tuổi.
1. BN 34: Bệnh nhân nữ, 51 tuổi, quốc tịch Việt Nam
- Ngày vào viện: 9/3/2020
- Trong quá trình điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân được xét nghiệm và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 lần 1 vào ngày 27/3/2020; lần 2 vào ngày 30/3/2020 và lần 3 vào ngày 01/4/2020.
2. BN 37: Bệnh nhân nữ, 37 tuổi, quốc tịch Việt Nam
- Ngày vào viện: 11/03/2020
- Trong quá trình điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân được xét nghiệm và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 lần 1 vào ngày 27/3/2020; lần 2 vào ngày 30/3/2020 và âm tính lần 3 vào ngày 01/4/2020.
3. BN 38: Bệnh nhân nữ, 27 tuổi, quốc tịch Việt Nam
- Ngày vào viện: 10/3/2020
- Trong quá trình điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân được xét nghiệm và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 lần 1 vào ngày 27/3/2020; lần 2 vào ngày 30/3/2020 và âm tính lần 3 vào ngày 01/4/2020.
4. BN 40: Bệnh nhân nữ 2 tuổi, quốc tịch Việt Nam
- Ngày vào viện: 10/3/2020
- Trong quá trình điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân được xét nghiệm và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 lần 1 vào ngày 27/3/2020; lần 2 vào ngày 30/3/2020 và âm tính lần 3 vào ngày 01/4/2020.
5. BN 41: Bệnh nhân nam, 56 tuổi, quốc tịch Việt Nam
- Ngày vào viện: 11/3/2020
- Trong quá trình điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân được xét nghiệm và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 lần 1 vào ngày 27/3/2020; lần 2 vào ngày 30/3/2020 và âm tính lần 3 vào ngày 01/4/2020.
6. BN 42: Bệnh nhân nam 27 tuổi, quốc tịch Việt Nam
- Ngày vào viện: 11/3/2020
- Trong quá trình điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân được xét nghiệm và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 lần 1 vào ngày 27/3/2020; lần 2 vào ngày 30/3/2020 và âm tính lần 3 vào ngày 01/4/2020.
7. BN 43: Bệnh nhân nữ, 48 tuổi, quốc tịch Việt Nam
- Ngày vào viện: 11/3/2020
- Trong quá trình điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân được xét nghiệm và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 lần 1 vào ngày 27/3/2020; lần 2 vào ngày 30/3/2020 và lần 3 vào ngày 01/4/2020.
- Tại bệnh viện điều trị COVID-19 Cần Giờ có 03 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh:
1. BN 99; Bệnh nhân nam, 29 tuổi, quốc tịch Việt Nam
- Vào viện ngày 21/3/2020
- Trong quá trình điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân được xét nghiệm và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 lần 1 vào ngày 27/3; lần 2 vào ngày 01/4/2020 và âm tính lần 3 vào ngày 02/4/2020.
2. BN 100: Bệnh nhân nam, 55 tuổi, quốc tịch Việt Nam
- Nhập viện ngày 21/3/2020
- Trong quá trình điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân được xét nghiệm và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 lần 1 vào ngày 30/3/2020; lần 2 vào ngày 31/3/2020 và âm tính lần 3 vào ngày 01/4/2020.
3. BN 121: Bệnh nhân nam, 58 tuổi, quốc tịch Việt Nam
- Ngày vào viện: 20/3/2020
- Trong quá trình điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân được xét nghiệm và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 lần 1 vào ngày 30/3/2020; lần 2 vào ngày 01/4/2020 và âm tính lần 3 vào ngày 02/4/2020.
Các trường hợp trên sẽ tiếp tục được cách ly và theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo.
Sáng nay (3/4), Bộ Y tế vừa công bố thêm 6 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm bệnh lên 233.
Bộ Công Thương vừa có văn bản trình Chính phủ đề xuất giảm giá bán điện với mức 10% trong 3 tháng nhằm giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Trao đổi với Báo Công Thương, ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực cho biết, thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19, thời gian qua với vai trò, trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực điện, Bộ Công Thương đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt, tháo gỡ khó khăn cho các dự án điện, đảm bảo cung cấp đủ than, khí, dầu cho phát điện; Phối hợp vận hành các hồ thủy điện nhằm góp phần đảm bảo cung cấp nước cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt ở hạ du của các hồ thủy điện; triển khai các Chương trình Quản lý nhu cầu phụ tải, Chương trình điều chỉnh phụ tải điện, nhằm mục tiêu cắt giảm phụ tải đỉnh, góp phần đảm bảo cung cấp điện cho năm 2020.
Đối với việc cung cấp điện cho phát triển kinh tế, xã hội, cũng như sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các nhà máy điện đảm bảo độ sẵn sàng của các tổ máy phát điện. Yêu cầu EVN chỉ đạo Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia thường xuyên cập nhật, tính toán Kế hoạch cung cấp điện của hệ thống điện quốc gia bám sát tình hình thủy văn và phụ tải thực tế; Tổng công ty truyền tải và phân phối tăng cường năng lực, đảm bảo vận hành hệ thống cung cấp đủ điện cho đất nước một cách an toàn, liên tục.
Đặc biệt để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnhCOVID-19, trên cơ sở số liệu báo cáo của EVN, Bộ Công Thương đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt phương án giảm giá điện cho các khách hàng sử dụng điện trong khoảng thời gian 3 tháng từ tháng 4 đến tháng 6/2020.
 
Nguồn: Congthuong.vn

Ngoài ra, EVN sẽ thực hiện miễn giảm (hỗ trợ tiền điện từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 cho các cơ sở trực tiếp chống dịch COVID-19 với tổng số tiền ước khoảng 100 tỷ đồng. Cụ thể: (i) giảm 100% giá bán điện cho khách hàng sử dụng điện là cơ sở cách ly, khám chữa tập trung chỉ liên quan đến dịch COVID-19; (ii) giảm 20% giá bán điện cho cơ sở khám, chữa bệnh có thực hiện khám, xét nghiệm, điều trị bệnh nhân nghi nhiễm, đã nhiễm COVID-19; (iii) giảm 20% giá bán điện cho các khách sạn được sử dụng để cách ly.

Tổng số tiền điện hỗ trợ cho các khách hàng sử dụng điện theo Phương án do Bộ Công Thương đề xuất là khoảng gần 11.000 tỷ đồng, trong đó số tiền hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh khoảng 6.104 tỷ đồng; các cơ sở lưu trú du lịch là 1.840 tỷ đồng; các hộ sinh hoạt được hỗ trợ khoảng 2.930 tỷ; các cơ sở phục vụ chống dịch COVID-19 khoảng 100 tỷ đồng.

Theo ông Tuấn, để đảm bảo các khách hàng được hưởng giá điện theo đúng quy định của Nhà nước, Bộ Công Thương đã có văn bản đôn đốc, yêu cầu EVN chỉ đạo kiểm tra các Tổng công ty điện lực, các đơn vị điện lực thực hiện nghiêm túc việc áp giá bán lẻ điện đúng đối tượng theo quy định. Đặc biệt lưu ý việc áp dụng giá bán điện theo đúng quy định cho các khách hàng nằm trong chuỗi quá trình sản xuất và lưu thông hàng nông sản.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ đôn đốc EVN thực hiện đồng bộ các giải pháp bao gồm tiết kiệm chi phí thường xuyên, tiết kiệm chi phí sửa chữa lớn tại các Tổng Công ty Điện lực, các Công ty thủy điện hạch toán phụ thuộc EVN, Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia, tiết kiệm chi phí tiền lương tại cơ quan EVN và các đơn vị thành viên…
Bộ Công Thương cũng yêu cầu EVN chỉ đạo Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia thường xuyên cập nhật, tính toán Kế hoạch cung cấp điện của hệ thống điện quốc gia bám sát tình hình thủy văn và phụ tải thực tế để có phương thức vận hành kinh tế đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Đồng thời yêu cầu EVN tính toán lại chi phí mua điện năm 2020 đặc biệt chi phí mua điện 10 tháng cuối năm 2020 với các thông số đầu vào cập nhật như giá than, dầu, khí, tỷ giá, sản lượng các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện than, tua bin khí, nhiệt điện dầu, các nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo.

Nguồn: VITIC Tổng hợp