Suy giảm nhu cầu kéo dài tăng nguy cơ nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới có thể vẫn sa lầy trong suy thoái dài hơn dự kiến ban đầu và sự phục hồi có thể chậm chạp hơn.
Doanh số bán lẻ giảm 12,3% trong tháng 5/2020 so với tháng 5/2019, bởi sự sụt giảm chi tiêu cho các danh mục lớn như ô tô cũng như quần áo và hàng hóa nói chung, theo số liệu của Bộ Thương mại.
Sự sụt giảm trong tháng này sau khi giảm 13,9% trong tháng 4/2020, giảm lớn nhất kể từ tháng 3/1998, và tồi tệ hơn so với sự báo giảm 11,6% của các nhà kinh tế trong thăm dò của Reuters.
Các nhà hoạch định chính sách hy vọng phục hồi trong chi tiêu cá nhân, chiếm hơn một nửa của nền kinh tế này, sẽ hỗ trợ tăng trưởng do không chắc chắn về triển vọng nhu cầu toàn cầu đe dọa trì hoãn phục hồi.
So với một tháng trước, doanh số bán lẻ trong tháng 5/2020 tăng lần đầu tiên trong 3 tháng, sau khi giảm 9,9% trong tháng 4/2020.
Takumi Tsunoda, chuyên gia kinh tế tại Shinkin Central Bank Research cho biết “mặc dù tiêu thụ phục hồi một chút, có một cảm giá thận trọng với sự lây nhiễm và khách hàng chậm trở lại”.
Một số nhà phân tích cho biết khoản chi tiền mặt có giá 100.000 JPY (933 USD) mỗi công dân để đối phó với đại dịch có thể thúc đẩy việc chi tiêu sau khi dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp trong tháng 5/2020 và do nhiều người quen với các biện pháp giãn cách xã hội, vẫn còn tại các khu vực đông đúc.
Tsunoda lo lắng rằng kinh tế đang suy yếu và tình trạng không rõ ràng trong tương lai có thể dẫn tới việc cắt giảm các khoản tiền thưởng cuối năm và điều chỉnh việc làm của các công ty.
Nền kinh tế này dự báo giảm hơn 20% trên cơ sở quý này, đánh dấu quý sụt giảm thứ 3 liên tiếp, với hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng bởi các biện pháp phong tỏa từ tháng 4 tới cuối tháng 5/2020.