Chứng khoán trong nước
Chứng khoán Việt Nam khép lại phiên giao dịch cuối tuần với đỉnh cao mới được thiết lập. Chất xúc tác hỗ trợ thị trường phiên hôm nay có thể thấy ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, bất động sản, dầu khí... Đặc biệt là sự hỗ trợ của dòng tiền nội vẫn đang rất mạnh mẽ. Theo nhận định, thị trường đang thuận lợi để đi lên các ngưỡng cao hơn khi bỏ qua tác động từ bên ngoài.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index tăng gần 6 điểm lên 1.284 điểm. Cổ phiếu BID trần từ sớm. Nhóm chứng khoán vẫn xanh tích cực trong khi nhóm cổ phiếu thép chìm trong sắc đỏ. Đáng chú ý, cổ phiếu HPG đã đứt mạch tăng.
Đáng chú ý trong phiên giao dịch hôm nay là cổ phiếu BID đạt dư mua trần hơn 1,5 triệu cổ phiếu cuối phiên; PLX tăng 5,5%; PDR, VRE, SBT đều đạt mức tăng khá tốt.
VN-Index tăng gần 6 điểm lên 1.284 điểm
Phía giảm điểm trong nhóm VN30 đáng chú ý có MWG, VCB, NVL, STB, FPT, MSN... Những cổ phiếu vốn hóa lớn này "lùi một nhịp" sau chuỗi ngày tăng nóng khiến cánh cửa 1.300 điểm càng trở nên khó đoán hơn cho tuần sau.
Nếu tuần sau các cổ phiếu trụ này lùi lại lấy đà để tăng tiếp thì nhà đầu tư có thể mong chờ đến cột mốc 1.300 điểm hoặc xa hơn.
Đáng chú ý trong phiên, nhóm cổ phiếu chứng khoán vẫn xanh khá tích cực trong khi dòng cổ phiếu thép - đứng đầu là HPG đồng loạt chuyển đỏ.
Kết thúc phiên giao dịch 21/5: VN-Index tăng 5,71 điểm (0,45%) lên 1.283,93 điểm; toàn sàn có 257 mã tăng, 162 mã giảm và 43 mã đứng giá. HNX-Index tăng 2,89 điểm (0,98%) lên 297,99 điểm; toàn sàn có 130 mã tăng, 88 mã giảm và 56 mã đứng giá. UpCOM-Index tăng 1,88 điểm (2,36%) lên 81,63 điểm.
Thanh khoản thị trường ở mức rất cao với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 957 triệu cổ phiếu, trị giá 28.100 tỷ đồng; riêng giao dịch khớp lệnh chiếm 25.400 tỷ đồng.
Khối ngoại bán ròng khoảng 290 tỷ đồng giá trị cổ phiếu trên sàn HOSE phiên 21/5.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng, khi giới đầu tư đặt cược vào các cổ phiếu tăng trưởng đang có giá rẻ.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,78% lên 28.317,83 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,46% lên 1.904,69 điểm.
Cổ phiếu đáng chú ý nhất hôm nay là của công ty khai thác dầu khí lớn nhất Nhật Bản Inpex Corp, đã giảm 3,86%, ảnh hưởng bởi giá dầu thô giảm mạnh, sau khi Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết, Mỹ đã đồng ý dỡ bỏ nhiều lệnh trừng phạt kinh tế then chốt chống Iran sau các cuộc đàm phán ở Vienna (Áo).
Các nhà đầu tư đã bắt đầu thoải mái hơn khi đặt cược, vì giá cổ phiếu đã trở nên tương đối rẻ
Chứng khoán Trung Quốc giảm, do cổ phiếu tài chính và hàng tiêu dùng bị chốt lời.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,58% xuống 3.486,56 điểm. Chỉ số này đã giảm 0,11% trong tuần. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 1,01% xuống 5.134,15 điểm, nhưng tăng 0,46% trong tuần.
Chỉ số phụ ngành tài chính giảm 1,44%, ngành tiêu dùng giảm 1,17%, bất động sản giảm 1,02% và chỉ số chăm sóc sức khỏe giảm 1,43%.
Tuy nhiên, cổ phiếu công ty hàng hóa vẫn tăng, khi các phân tích cho biết cam kết tăng cường quản lý của Trung Quốc để hạn chế mức tăng giá hàng hóa “bất hợp lý” có thể chỉ có tác dụng tạm thời.
Chứng khoán Hồng Kông gần như không đổi, khi nhóm cổ phiếu chăm sóc sức khỏe và tiêu dùng nhích lên đã giúp bù đắp áp lực bán đối với các công ty truyền thông.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 8 0,03% lên 28.458,44 điểm. Chỉ số này đã tăng 1,5% trong tuần. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,56% lên 10.702,57 điểm và tăng 2,9% trong tuần.
Dẫn đầu đà tăng là chỉ số phụ theo dõi ngành chăm sóc sức khỏe tăng 2,2% và tiêu dùng tăng 1,4%
Giao dịch đáng chú ý tại cổ phiếu Tencent, giảm 3,37%, do ảnh hưởng từ công ty môi giới Nomura cắt giảm giá mục tiêu của gã khổng lồ truyền thông xã hội và trò chơi này, sau khi thu nhập cốt lõi của quý đầu tiên hơi thấp so với kỳ vọng.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm, do nhà đầu tư nước ngoài bất ngờ chuyển sang trạng thái bán ròng.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 0,19% xuống 3.156,42 điểm, sau khi tăng 1,13% vào đầu phiên.
Nhà đầu tư ngoài đã quay sang bán ròng 135,3 tỷ won (120,08 triệu USD) cổ phiếu trên bảng điện tử, sau khi dữ liệu cho thấy, xuất khẩu của Hàn Quốc đã tăng 53,3% so với cùng kỳ năm ngoái trong 20 ngày đầu tháng 5, nhờ doanh số chip và ô tô tăng mạnh cũng như nhu cầu cao hơn từ Trung Quốc và Mỹ.
Kết thúc phiên 21/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 219,58 điểm (+0,78%), lên 28.317,83 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 20,39 điểm (-0,58%), xuống 3.486,56 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 8,15 điểm (+0,03%), lên 28.458,44 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 5,86 điểm (-0,19%), xuống 3.156,42 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall đóng cửa trái chiều trong phiên giao dịch ngày 22/5 đầy biến động, với chỉ số trung bình của Dow Jones là điểm sáng duy nhất do lo ngại lạm phát xuất hiện.
Chỉ số Dow được nâng lên nhờ các công ty công nghiệp nặng, bao gồm Boeing BA.N và Caterpillar Inc. CAT.N. Boeing đã tăng 3,1% khi các nguồn tin trong ngành cho biết nhà sản xuất máy bay này đã lên kế hoạch sơ bộ để tăng sản lượng 737 MAX lên 42 máy bay một tháng vào mùa thu năm 2022.
Chỉ số trung bình của Dow Jones là điểm sáng duy nhất do lo ngại lạm phát xuất hiện.
Các ngân hàng, bao gồm Goldman Sachs và JP Morgan JPM.N, cũng hỗ trợ chỉ số Dow.
S&P 500 giảm chưa đến 0,1% xuống 4.155,86 điểm, sau khi tăng 0,7% trước đó trong ngày. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 123,69 điểm, tương đương 0,4%, lên 34.207,84 điểm, nhờ cổ phiếu Boeing tăng vọt. Nasdaq Composite giảm 0,5% xuống 13.470,99 điểm.
Trong tuần này, S&P 500 đã giảm 0,4%. Chỉ số blue-chip Dow giảm 0,5% từ đầu tuần đến nay, trong khi Nasdaq Composite tăng 0,3% trong tuần này, phá vỡ chuỗi giảm 4 tuần.
Cổ phiếu Nasdaq Composite .IXIC kết thúc ngày thứ 6 giảm 64,75 điểm, tương đương 0,48%, xuống 13.470,99. Bất chấp sự suy yếu vào thứ 6, Nasdaq đã thoát khỏi chuỗi 4 tuần giảm giá khi các nhà đầu tư tiếp tục xoay quanh các cổ phiếu lớn liên quan đến công nghệ, vốn gần đây đã chịu ảnh hưởng lớn nhất từ lo lắng lạm phát.
Kết thúc phiên 21/5, chỉ số Dow Jones tăng 123,69 điểm, tương đương 0,4%, lên 34.207,84 điểm, S&P 500 giảm chưa đến 0,1% xuống 4.155,86 điểm, Nasdaq Composite giảm 0,5% xuống 13.470,99 điểm.