Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.232 VND/USD (giảm 5 đồng so với hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 22.550 VND/USD và bán ra ở mức 23.400 VND/USD (không đổi cả 2 chiều mua bán).
Tỷ giá USD hôm nay tăng trở lại tại các ngân hàng, Ngân hàng MB tăng 35 đồng giá mua và tăng 105 đồng giá bán lên mức 23.295 – 23.925 VND/USD, Ngân hàng Sacombank tăng 30 đồng giá mua và tăng 28 đồng giá bán lên mức 23.330 – 23.560 VND/USD. Ngân hàng Agribank tăng 20 đồng cả giá mua và giá bán lên mức 23.270 – 23.560 VND/USD
Ngân hàng Á Châu tăng 30 đồng giá mua nhưng không đổi giá bán ở mức 23.310 – 23.750 VND/USD. DongA bank không đổi cả giá mua và giá bán ở mức 23.350 – 23.600 VND/USD.
Vietcombank không đổi cả hai chiều mua bán lên mức 23.260 – 23.570 VND/USD, VPBank không đổi cả giá mua và giá bán ở mức 23.310 – 23.570 VND/USD. Ngân hàng SCB không đổi cả giá mua và giá bán lên mức 23.110 – 23.260 VND/USD.
Giá mua USD hiện nằm trong khoảng từ 23.110 – 23.320 VND/USD, còn khoảng bán ra ở mức 23.260 – 23.750 VND/USD. Trong đó, Ngân hàng Đông Á có giá mua USD cao nhất và ngân hàng SCB có giá bán USD thấp nhất.
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 24.060 đồng/USD và bán ra 24.160 đồng/USD, giá mua giảm 10 đồng nhưng giá bán tăng 40 đồng so với hôm qua.
Tỷ giá USD ngày 24/8/2022
                                                                                           ĐVT: đ/USD

Tỷ giá USD ngày 24/8/2022 tại các ngân hàng Thương mại tăng

USD thế giới tăng
USD Index hiện ở mức 108,57 theo ghi nhận lúc 6h30 (giờ Việt Nam), giảm từ mức 109,27 là mức mạnh nhất kể từ khi chạm đỉnh trong hai thập kỷ vào giữa tháng 7. Tỷ giá euro so với USD giảm 0,07% ở mức 0,9964. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD giảm 0,08% ở mức 1,1826. Tỷ giá USD so với yen Nhật tăng 0,03% ở mức 136,78.
Theo Investing, đồng USD đã tăng cao trước hội nghị chuyên đề quan trọng của ngân hàng trung ương Jackson Hole vào cuối tuần này nhưng rồi chững lại sau khi dữ liệu cho thấy hoạt động của khu vực tư nhân Mỹ yếu hơn dự kiến trong tháng 8, khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể ít tích cực hơn trong chu kỳ tăng lãi suất.
Đa số những người tham gia thị trường hiện kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản vào tháng 9 theo dữ liệu từ lãnh đạo sàn giao dịch CME Group hôm qua. Tâm lý diều hâu này diễn ra sau khi một số quan chức Fed phát biểu trong tuần trước rằng Fed có khả năng sẽ không giảm tốc độ tăng lãi suất cho đến khi lạm phát nằm trong mức mục tiêu.
Chỉ số nhà quản lý mua hàng tổng hợp (PMI) của S&P Global cho tháng 8 giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020 do nhu cầu về dịch vụ và sản xuất giảm trong tháng thứ hai liên tiếp do lạm phát cao và điều kiện tài chính thắt chặt hơn.
Sự sụt giảm nhu cầu chính là điều mà Fed đã cố gắng đạt được sau đợt tăng lãi suất khó khăn nhất kể từ những năm 1980. Fed đã tăng lãi suất từ gần 0 vào tháng 3 lên phạm vi hiện tại là 2,25% - 2,50%, cùng kế hoạch tăng nhiều hơn trong những tháng tới để nỗ lực kéo lạm phát trở lại từ mức cao nhất trong 40 năm.
Điều này khiến thị trường đặt kỳ vọng tâm điểm vào bài phát biểu của Chủ tịch Fed Powell tại Jackson Hole vào thứ 6 tới để tìm manh mối về hướng đi tương lai của lãi suất điều hành.
Trong khi đó, euro tiếp tục giảm xuống dưới mức tương đương và đã chạm mức thấp nhất kể từ cuối năm 2002 do châu Âu đang vật lộn với nguồn cung năng lượng đang bị đe dọa và lo ngại tăng trưởng khu vực chậm lại.
Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga đã thông báo vào cuối tháng 6 rằng họ sẽ ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu thông qua đường ống Nord Stream 1 trong ba ngày vào cuối tháng. Thêm vào đó, thiệt hại đối với một hệ thống đường ống quan trọng chạy dầu từ Kazakhstan qua Nga và sang châu Âu tiếp tục làm gián đoạn nguồn cung vào đầu ngày qua. Những lo ngại đang gia tăng rằng Tây Âu có thể phải vật lộn để đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định trong những tháng mùa đông, điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh khi Ngân hàng Trung ương châu Âu thắt chặt chính sách tiền tệ để giải quyết lạm phát tăng cao.
 

Nguồn: Vinanet/VITIC