Việt Nam, nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, sẽ là nhà cung cấp quan trọng cà phê sử dụng chủ yếu làm cà phê hòa tan do họ sẽ bắt đầu thu hoạch vụ mới từ cuối tháng 10, trong khi vụ thu thoạch đã kết thúc tại Indonesia. Hai nguồn cung cấp này chiếm 28% tổng cà phê toàn cầu.
Một thương gia tại công ty châu Âu ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết “nhiều người đang tìm cách bán cà phê loại 1 (R1), trong khi tồn kho của cà phê loại 2 (R2) là thấp”.
Loại R1 sàng 16 tương tự cà phê Sumatran đang được chào ở mức cộng 30 – 40 USD/tấn với robusta kỳ hạn tháng 11 trên sàn ICE, nới rộng từ mức cộng 30 – 35 USD/tấn một tuần trước.
Hợp đồng tháng 11 đã giảm 0,05% xuống 1.942 USD/tấn, dưới mức cao 18 tháng tại 1.944 USD/tấn đã đạt được vào hôm 13/9.
Cà phê Việt Nam loại 2 đứng ở mức trừ lùi 10 – 20 USD/tấn so với hợp đồng tháng 11. Một tuần trước loại này giao dịch từ ngang hoặc thấp hơn 10 USD/tấn với hợp đồng kỳ hạn tháng 11.
Việt Nam đã xuất khẩu 1,6 triệu tấn cà phê (26,67 triệu bao loại 60 kg/bao) từ tháng 10/2015 tới tháng 8 năm nay, tăng 33% so với một năm trước, theo số liệu của Hải quan Việt Nam.
Số liệu xuất khẩu gồm cà phê đã thông quan và hiện nay được chứa trong kho cũng như những loại đã rời Việt Nam.
Tổ chức Cà phê Quốc tế ICO cho biết trong báo cáo tháng 8 công bố hồi đầu tuần “điều này cho thấy rằng nguồn dự trữ cà phê đang tăng lên tại Việt Nam, có thể giúp giảm những vấn đề nguồn cung trong năm tới”.
Nguồn cung tại Indonesia đang yếu sau khi vụ thu hoạch kết thúc.
Cà phê robusta loại 4, 80% hạt khiếm khuyết được chào ở mức trừ lùi 15-20 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 11 của London. Tuần trước loại này được chào trong thang từ mức trừ lùi 40 USD tới mức cộng 20 USD/tấn.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet