Từ ngày 2/1 tới 23/1 lợi nhuận sản xuất xăng châu Á trung bình ở mức cộng 7,49 USD/thùng, thấp nhất đối với thời điểm tháng 1 kể từ năm 2015, và chưa đến một nửa mức tháng 1/2016 và bằng khoảng 2/3 so với lợi nhuận sản xuất trong cùng tháng năm 2017.
Ngân hàng America Merrill Lynch tuần này cho biết nhu cầu xăng có thể đạt đỉnh vào năm 2025, do xe điện tăng nghĩa là mức độ lọc dầu có thể sụt giảm lâu bền và lợi nhuận lọc dầu bị ảnh hưởng nặng nề.
Một số nguồn tin dự kiến các yếu tố cung cầu xăng dầu năm 2018 cải thiện tạm thời do nhu cầu có thể mạnh bởi Tết Nguyên đán, cũng như nguồn cung bắt đầu hạn hẹp vì tháng 2 bắt đầu mùa bảo dưỡng nhà máy lọc dầu.
Joe Willis, chuyên gia phân tích lọc dầu châu Á - Thái Bình Dương tại công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie cho biết “trong khi chúng tôi dự báo sản xuất xăng ở châu Á mạnh so với Dubai trong tháng 2, do nhu cầu mạnh hơn, chúng tôi dự kiến sản xuất xăng vẫn thấp hơn năm 2017”.
Sản xuất xăng cũng có thể được tạo ra bằng cách sử dụng dầu thô Dubai, giá có xu hướng phản chiếu dầu thô Brent. Willis cho biết “nhu cầu xăng ở mức thấp nhất theo mùa trong tháng 1, trước khi phục hồi trước dịp nghỉ Tết Nguyên đán ở châu Á”.
Dư cung hiện nay được dự kiến không phải thảm khốc nhưng cũng không khiến lợi nhuận sản xuất xăng trở lại mức năm 2017.
Nhu cầu của châu Á năm ngoái đã vượt sản xuất 200.000 thùng/ngày, nhưng trong năm nay tiêu thụ của khu vực này được dự kiến ngang với sản lượng 7,2 triệu thùng/ngày.
Một nhà kinh doanh xăng dầu tại Singapore cho biết “các nguồn cung là cao không chỉ do hoạt động lọc dầu mạnh tại phương Tây, mà ở châu Á cũng tốt”.
Ví dụ xuất khẩu xăng từ Trung Quốc trong tháng 12 ở mức cao 1,23 triệu tấn, vượt kỷ lục 1,1 triệu tấn trước đó hồi tháng 6/2016.
Đợt hạn ngạch xuất khẩu sản phẩm dầu mỏ đầu tiên của Trung Quốc trong năm nay là cao hơn so với đợt đầu tiên của năm trước, và trước khi khởi động hai nhà máy lọc dầu mới công suất 400.000 thùng/ngày tại đó.
Do thị trường yếu hơn, sự tăng giá của xăng RON 92 tại châu Á là ít nhất trong số các nhiên liệu sạch.
Giá xăng trung bình trong tháng 1 tăng 14% so với một năm trước. Dầu diesel và nhiên liệu bay cả hai tăng 23% và naphtha tăng 19,4%, còn dầu Brent tăng 24% so với tháng 1 năm 2017.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet