Giá dầu thô Brent giảm 34 US cent tương đương 0,5% ở mức 64,19 USD/thùng. Dầu thô Mỹ (WTI) giảm 21 US cent tương đương 0,3% ở mức 61,21 USD/thùng. Cả hai loại dầu đều giảm hơn 6% trong tuần trước.
Sau thời gian được kiểm soát tốt, dịch Covid-19 đang có dấu hiệu gia tăng tại một số quốc gia như Đức, Pháp, Ý…buộc những quốc gia này phải lên kế hoạch tăng cường các biện pháp phòng chống dịch.
Giá dầu hôm nay cũng chịu áp lực giảm giá bởi làn sóng bán tháo, chốt lời trên thị trường dầu thô khi giá dầu tăng mạnh trong thời gian qua.
Theo một đề xuất dự thảo, Đức dự định sẽ gia hạn lệnh phong tỏa sang tháng thứ 5 để ngăn chặn sự lây lan COVID-19, sau khi số ca mắc mới đã vượt mức mà giới chức nước này cho là sẽ khiến hệ thống bệnh viện bị quá tải.
Chuyên gia Stephen Innes của công ty Axi cho biết nhu cầu dầu còn lâu mới có thể phục hồi hoàn toàn, và năng lực sản xuất bị thu hẹp ở mức kỷ lục lại là yếu tố chính hỗ trợ giá dầu.
Các nước trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã thực hiện các thỏa thuận cắt giảm sản lượng chưa từng có trước đây để cân bằng thị trường dầu sau khi nhu cầu giảm mạnh trong thời gian bùng phát dịch COVID-19.
Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes Co BKR.N cho biết số lượng giàn khoan dầu và khí đốt, một chỉ số ban đầu về sản lượng trong tương lai, đã tăng 9 lên 411 trong tuần trước, cao nhất kể từ tháng 4, Số lượng giàn khoan đã tăng trong 7 tháng qua và tăng gần 70% so với mức thấp kỷ lục 244 vào tháng 8/2020.
Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Saudi Aramco ngày 21/3 đã công bố lợi nhuận ròng năm 2020 giảm tới 44,4%, xuống còn 49 tỷ USD do giá dầu xuống thấp và tác động của dịch Covid-19.
Saudi Arabia, nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, vẫn duy trì vị trí là nhà cung cấp dầu mỏ hàng đầu của Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm nay, với khối lượng tăng 2,1% lên 1,86 triệu thùng/ngày, theo số liệu Cơ quan Hải quan Trung Quốc công bố ngày 20/3.
Saudi Arabia đã vượt Nga để trở thành nhà cung cấp dầu thô hàng đầu cho Trung Quốc trong năm 2020 bất chấp việc cắt giảm sản lượng chưa từng có theo thỏa thuận giữa Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (OPEC+) để cân bằng thị trường toàn cầu sau khi nhu cầu “lao dốc” trong đại dịch COVID-19.

Nguồn: VITIC/Reuters