Khu vực người Kurd đã đóng cửa một thời gian ngắn từ các mỏ chính Bai Hassan và Avana khoảng 350.000 thùng dầu thô mỗi ngày do lo ngại vấn đề an ninh.
Iraq đã triển khai hành động này vào ngày 15/10 do khủng hoảng giữa Baghdad và Chính quyền Khu vực tự trị Kurdish (KRG). KRG đã bỏ phiếu trưng cầu dân ý độc lập vào ngày 25/9.
Dầu thô Brent kỳ hạn chốt phiên tăng 65 cent hay 1,1% lên 57,82 USD/thùng trong khi dầu thô WTI đóng cửa tăng 42 cent hay 0,8% lên 51,87 USD/thùng.
Chính phủ cho biết lực lượng của họ đã kiểm soát công ty Dầu mỏ phương bắc Iraq NOC và các mỏ dầu nhanh chóng khôi phục sản xuất. Chính quyền KRG cho biết dầu mỏ tiếp tục chảy qua đường ống xuất khẩu và sẽ không có bước để ngăn chặn.
Tuy nhiên, động thái này đã gây bất ổn trên thị trường. Khoảng 600.000 thùng dầu mỗi ngày được sản xuất ở khu vực này và Thổ Nhĩ Kỳ đã đã dọa đóng cửa đồng ống KRG điều hành theo yêu cầu của Baghdad.
Eurasia Group cho biết “chính phủ kiểm soát các giếng dầu và người Kurd kiểm soát đường ống dẫn tạo ra những thách thức cho việc tiếp tục xuất khẩu dầu mỏ”. “Baghdad sẽ vẫn cần một thỏa thuận tỷ lệ lợi nhuận mới với Irbil và các đảng phái người Kurd khác nhau ”.
Cũng có những lo lắng mới về các lệnh trừng phạt của Mỹ chống lại Iran. Tổng thống Mỹ Donal Trump vào ngày 13/10 đã từ chối xác nhận Tehran đang tuân thủ với thỏa thuận ngay cả khi các thanh tra quốc tế nói là có.
Hiện nay quốc hội có 60 ngày để quyết định liệu có áp đặt trừng phạt kinh tế mới với Tehran không.
Trong giai đoạn trừng phạt trước, khoảng 1 triệu thùng dầu thô mỗi ngày của Iran không được đưa ra thị trường. Các nhà phân tích cho biết các lệnh trừng phạt mới không thể hạn chế mức xuất khẩu đó nhưng cảnh báo rằng nó vẫn có thể gây rối.
Việc cắt giảm số giàn khoan của Mỹ và một vụ nổ đêm qua tại giàn khoan ở Lake Pontchartrain, Louisiana cũng hỗ trợ thị trường.
Tiêu thụ dầu đang mạnh, đặc biệt tại Trung Quốc, nơi thống đốc ngân hàng trung ương cho biết nền kinh tế này được dự kiến tăng 7% trong nửa cuối năm, đang thách thức những dự đoán suy giảm.
Các nguồn tin cho biết Trung Quốc đã đề nghị mua trực tiếp 5% của Saudi Aramco, một động thái có thể mang lại sự mềm dẻo hơn cho Saudi Arabia khi học có kế hoạch thành nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới trên thị trường chứng khoán.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet