Tổng thư ký của OPEC cho biết Saudi Arabia và Nga đã tuyên bố họ hỗ trợ đối với việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC thêm 9 tháng nữa, trước cuộc họp chính sách tới của tổ chức này vào 30/11. Hiệp ước này hiện nay có hiệu lực đến tháng 3/2018.
Dầu thô Brent kỳ hạn tăng 1,14 USD hay 1,9% chốt phiên ngày 27/10 tại 60,44 USD/thùng sau khi đạt mức cao nhất phiên tại 60,53 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 7/2015 và cao hơn 35% so với mức thấp năm 2017 đã chạm tới hồi tháng 6.
Dầu thô WTI kỳ hạn chốt phiên tăng 1,26 USD hay 2,4% lên 53,90 USD/thùng sau khi chạm tới 53,98 USD/thùng, mức cao nhất kể từ đầu tháng 3.
Trong tuần này dầu thô Brent tăng 4,6%, đánh dấu tuần thứ ba tăng liên tiếp. Dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 4,7% trong tuần này.
Sự tăng giá của dầu thô WTI là chậm hơn so với dầu Brent chuẩn toàn cầu trong bối cảnh sản lượng trong nước tăng.
Giá dầu gần những mức cao nhất trong năm nay trong bối cảnh những dấu hiệu thị trường đang siết chặt, hỗ trợ mới trong tuần này là việc gia hạn cắt giảm sản lượng và căng thẳng tại Iraq.
Tuy nhiên thông báo ngày 27/10 của một lệnh ngừng bắn giữa các lực lượng Iraq và Peshmerga từ khu vực tự trị người Kurd ở phía bắc đã làm giảm một số lo ngại.
David Thompson, phó giám đốc điều hành tại Powerhouse, một nhà môi giới hàng hóa đặc biệt năng lượng “điều thú vị là dầu WTI di chuyển bất ngờ nhanh trên mức cao ngày 28/9”. “Vì thế mặc dù đồng đô la giảm trở lại, dầu thô hiện nay có thể đang lựa chọn một động lực mới, bước đột phá kỹ thuật cho mức cao mới”.
Đồng đô la Mỹ thoái lui so với rổ tiền tệ, sau một báo cáo của Bloomberg rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đang nghiêng về thống đốc dự trữ liên bang Jerome Powell khi ông chọn người đứng đầu ngân hàng trung ương Mỹ.
Một đồng đô la Mỹ yếu hơn làm các hàng hóa định giá bằng đồng bạc xanh này gồm dầu mỏ rẻ hơn cho những người giữ đồng tiền khác.
OPEC và các nhà sản xuất chính khác gồm Nga đã cam kết giảm sản lượng khoảng 1,8 triệu thùng/ngày để giảm dư cung toàn cầu. Ngân hàng đầu tư Mỹ cho biết “nếu OPEC và các đối tác ngoài OPEC của họ có thể đồng ý gia hạn việc hạn chế sản lượng đến hết năm 2018, sau đó họ ước tính thị trường dầu mỏ sẽ vẫn dưới mức cung cấp cho đến năm 2019”.
Việc gia tăng sản lượng dầu thô của Mỹ vẫn là vấn đề đối với OPEC khi họ cố gắng xóa bỏ nguồn cung dư thừa trên toàn cầu.
Số liệu của chính phủ cho biết rằng sản lượng dầu thô của Mỹ tăng 1,1 triệu thùng/ngày trong tuần trước đạt 9,5 triệu thùng/ngày sau khi sụt giảm bởi bão Nate, trong khi xuất khẩu dầu của Mỹ đạt kỷ lục mới trung bình trong 4 tuần là 1,7 triệu thùng/ngày.
Các nhà khoan dầu Mỹ đã bổ sung 1 giàn khoan trong tuần này, nhưng số giàn khoan, một chỉ số sớm của sản lượng tương lai, đã giảm 13 giàn trong tháng này, giảm mạnh nhất kể từ đợt sụt giảm kể từ tháng 5/2016.
Các quỹ phòng hộ và các nhà quản lý tiền tệ khác đã nâng các khoản đầu tư theo xu hướng tăng giá đối với dầu WTI kỳ hạn trong tuần tính tới 24/10, theo Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Kỳ hạn Mỹ.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet