Dầu thô Brent giảm 65 cent, tương đương 0,8%, xuống 79,05 USD/thùng, trong khi dầu thô Mỹ ở mức 73,67 USD/thùng, giảm 55 cent, tương đương 0,7%.
Cả hai loại dầu đều tăng vào thứ Tư (2012) do các nhà đầu tư lo lắng về sự gián đoạn thương mại khi các hãng vận tải hàng hải lớn chọn tránh tuyến đường Biển Đỏ, với các chuyến đi dài hơn làm tăng chi phí vận chuyển và bảo hiểm.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) hôm thứ Tư (21/12) cho biết tồn kho dầu thô của Mỹ tăng 2,9 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 15 tháng 12 lên 443,7 triệu thùng, khác so với các nhà phân tích trong cuộc thăm dò của Reuters về mức giảm 2,3 triệu thùng.
EIA cũng cho biết sản lượng dầu thô của Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục 13,3 triệu thùng/ngày vào tuần trước, tăng so với mức cao trước đó là 13,2 triệu thùng/ngày.
Về vận tải biển, khoảng 12% lưu lượng giao thông thế giới đi qua Biển Đỏ và qua Kênh đào Suez. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết, phần lớn dầu thô Trung Đông được xuất khẩu qua eo biển Hormuz.
Chính phủ Hy Lạp cùng hôm 20/12 đã khuyến cáo các tàu thương mại đi qua Biển Đỏ và Vịnh Aden tránh vùng biển của Yemen. Các chủ tàu Hy Lạp kiểm soát khoảng 20% số tàu thương mại trên thế giới xét về sức chở.
Khoảng 12% lưu lượng vận tải biển thế giới đi qua Biển Đỏ và qua Kênh đào Suez. Giới phân tích cho biết mặc dù nguồn cung dầu đã được điều chỉnh lại nhưng vẫn chưa xuất hiện tình trạng thiếu hụt.

Diễn biến giá dầu Brent

ĐVT: USD/thùng

 

Trung Quốc: Theo Tạp chí Thống kê EI về Năng lượng Thế giới, mặc dù Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới nhưng nước này cũng là nước sản xuất dầu thô lớn thứ sáu thế giới vào năm 2022, đảo ngược sự sụt giảm đáng kể giữa năm 2015 và 2018.

Sản lượng năm 2023 ở mức khoảng 4,18 triệu thùng/ngày (bpd) vẫn thấp hơn mức kỷ lục 4,3 triệu thùng/ngày năm 2015, nhưng Goldman Sachs cho biết sản lượng bất ngờ của Trung Quốc chỉ kém sản lượng cao hơn dự kiến trong năm nay từ Mỹ, Iran và Nga.

Trong năm tới, các nhà phân tích và các cơ quan dự báo sản lượng giảm tới 31.000 thùng/ngày hoặc tăng lên tới 60.000 thùng/ngày, tăng trưởng chậm lại có khả năng làm tăng sự phụ thuộc vào nhập khẩu của Trung Quốc.

Nhà phân tích Lin Chen của Rystad Energy cho biết: “Phần lớn các mỏ dầu của Trung Quốc đang trong giai đoạn trưởng thành, phải đối mặt với sự sụt giảm sản lượng tự nhiên”.

Kể từ năm 2018, sản lượng dầu trong nước tăng trưởng trung bình 2%/năm.

Yu Baihui, nhà phân tích tại S&P Global Commodity Insights, cho biết: “Các công ty lớn của Trung Quốc đang làm việc ở công suất tối đa để tăng sản lượng”.

Sản lượng dầu thô của Trung quốc năm 2010-2023

ĐVT: triệu thùng/ngày

 

 

Nguồn: VITIC/Reuters