Dầu thô Brent tăng 1,16 USD, tương đương 1,5%, lên 79,15 USD/thùng, trong khi dầu thô Mỹ (WTI) tăng 1,05 USD, tương đương 1,4%, lên 74,22 USD.
Cả hai loại dầu đều tăng hơn 2% trong phiên trước đó.
Các nhà phân tích Brian Martin và Daniel Hynes của ANZ Research cho biết: “Dầu thô tăng do các vấn đề về nguồn cung lấn át thông tin lo ngại về nhu cầu yếu hơn”.
Những lo ngại về sản lượng dầu của Nga đã xuất hiện kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin cho biết hôm thứ Sáu rằng Nga có thể cắt giảm sản lượng.
Sang tuần này, thông tin về khả năng đường ống đường ống dẫn dầu thô Keystone của TC Energy Corp nối từ Canada đến Mỹ phải ngừng hoạt động kéo dài đã giúp xoay chuyển xu hướng giá cả.
Chuyên gia Jim Ritterbusch tại công ty tư vấn Ritterbusch and Associates (Mỹ) cho biết hoạt động sửa chữa đường ống Keystone dường như mất nhiều thời gian hơn dự kiến, làm tăng khả năng lượng dầu dự trữ tại Cushing, Oklahoma giảm.
Dự đoán rằng việc đóng cửa đường ống dẫn dầu sẽ khiến tồn kho dầu thô của Mỹ giảm. Bảy nhà phân tích được Reuters thăm dò ước tính trung bình các kho dự trữ giảm 3,9 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 9 tháng 12.
Việc nới lỏng các hạn chế do COVID-19 ở Trung Quốc, nước sử dụng dầu lớn thứ hai trên toàn cầu, sẽ thúc đẩy nhu cầu cũng hỗ trợ giá dầu tăng.
Các nhà phân tích từ Bank of America cho rằng việc mở cửa kinh tế thành công ở Trung Quốc, kết hợp với chính sách tiền tệ ôn hòa của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ về việc tăng lãi suất, có thể thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu và đẩy giá dầu Brent tăng.
Nhưng các nhà phân tích thị trường cũng cảnh báo rằng tình trạng nhiễm COVID gia tăng tại các thành phố lớn của Trung Quốc vẫn đang kìm hãm tâm lý thị trường và cần có thêm những tín hiệu rõ ràng hơn về sự phục hồi của nhu cầu để hỗ trợ vững chắc cho giá dầu.
Các nhà phân tích của ngân hàng UBS (Thụy Sỹ) cũng nhận định thị trường dầu mỏ sẽ tiếp tục biến động trong thời gian tới, giữa bối cảnh không chắc chắn về tác động của từ các lệnh cấm do Liên minh châu Âu (EU) áp đặt đối dầu của Nga, các chính sách chống dịch COVID-19 của Trung Quốc cùng động thái chính sách của các ngân hàng trung ương ở Mỹ và châu Âu.
 

Nguồn: VITIC/Reuter