Các nhà đầu tư đang dần rút khỏi các công ty nhiên liệu hóa thách do nguy cơ tài sản của họ sẽ mắc kẹt do mục tiêu cắt giảm khí thải khắc nghiệt và năng lượng tái tạo trở nên rẻ hơn.
Carbon Tracker trụ sở tại London đã phân tích lợi nhuận của 6.685 nhà máy than trên khắp thế giới, chiếm 95% công suất hoạt động và 90% theo công suất xây dựng.
Họ thấy rằng 42% công suất than toàn cầu là không có lợi nhuận. Từ năm 2019 trở đi, họ dự kiến chi phí năng lượng tái tạo đang giảm, các quy định về ô nhiễm không khí và giá carbon dẫn tới áp lực chi phí cao hơn và khiến 72% chu kỳ tiền mặt tiêu cực vào năm 2040.
Ngoài ra, vào năm 2030, năng lượng gió và năng lượng mặt trời sẽ rẻ hơn so với tiếp tục vận hành 96% các nhà máy than hiện có ngày nay.
Sebastian Ljungwaldh, nhà phân tích năng lượng tại Carbon Tracker và đồng tác giả của báo cáo này cho biết “phân tích của chúng tôi chỉ ra một hệ thống năng lượng ít tốn kém nhất không có than nên được xem như không thể tránh được về mặt kinh tế hơn là một vẻ đẹp sạch sẽ và xanh tươi”.
Ngày 2/12/2018, gần 195 quốc gia sẽ có mặt tại Katowice, Ba Lan - Một trong những khu vực khai thác than ô nhiễm nhất ở châu Âu - để thống nhất các quy tắc thực hiện một thỏa thuận quan trọng nhằm cắt giảm khí thải carbon gọi là Hiệp định Paris.
Những nỗ lực đang diễn ra trên khắp thế giới nhằm hạn chế nóng lên toàn cầu bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo và dùng ít nhiên liệu hóa thạch như than và dầu để sản xuất điện nhưng khí thải vẫn đang tăng.
Một báo cáo của U.N trong tháng 10/2018 cho biết tỷ trọng điện từ đốt than trong năng lượng toàn cầu sẽ cần cắt giảm xuống dưới 2% vào năm 2050 để giữ sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu trong giới hạn an toàn.
Tại một số nền kinh tế phụ thuộc vào than, chính phủ sẽ phải lựa chọn giữa đóng cửa nhà máy, trợ cấp cho giá điện của nhà máy thế hệ than hay tăng giá điện để than có thể tồn tại, điều này sẽ gây thiệt hại cho người tiêu dùng và làm suy yếu sự cạnh tranh.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet