IEA cho biết tình trạnh này trở nên không rõ ràng hơn, tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu đã rất chậm trong nửa đầu năm 2019. Cơ quan này cho biết nhu cầu toàn cầu giảm 160.000 thùng/ngày trong tháng 5/2019 so với cùng tháng năm 2018, giảm lần thứ 2 so với cùng tháng năm trước trong năm 2019.
Trong 5 tháng đầu năm nay nhu cầu dầu mỏ tăng 520.000 thùng/ngày, đánh dấu mức tăng thấp nhất trong cùng giai đoạn kể từ năm 2008.
IEA cho biết triển vọng một thỏa thuận chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ về thương mại đã xấu đi. Điều này có thể dẫn tới giảm hoạt động thương mại và tăng trưởng nhu cầu dầu ít hơn.
Dự báo tăng trưởng nhu cầu toàn cầu chậm lại trong năm 2019 và 2020 xuống lần lượt 1,1 triệu và 1,3 triệu thùng/ngày, do Trung quốc là nguồn tăng trưởng chính ở mức 500.000 thùng/ngày trong nửa đầu năm nay.
Tăng trưởng nhu cầu tại Mỹ và Ấn Độ chỉ 100.000 thùng/ngày trong nửa đầu năm nay. Triển vọng là mong manh với khả năng điều chỉnh giảm lớn hơn so với chiều tăng.
Trong khi đó, việc hạn chế nguồn cung của OPEC và các đồng minh đã thắt chặt thị trường dầu, giúp sản xuất của khu vực ngoài OPEC chậm hơn.
Nhưng IEA cho biết rằng cân bằng sẽ là tạm thời do họ dự báo tăng trưởng sản lượng khu vực ngoài OPEC mạnh mẽ trong năm 2020 ở mức 2,2 triệu thùng/ngày, dự đoán thị trường dầu toàn cầu sẽ được cung cấp tốt.
IEA cho biết nhưng lo ngại kinh tế đã che mờ địa chính trị, nhưng thị trường dầu tiếp tục theo dõi chặt chẽ căng thẳng giữa Mỹ và Iran tại vùng Vịnh.
Các lệnh trừng phạt của Mỹ đã khiến xuất khẩu dầu thô của Tehrran giảm 130.000 thùng/ngày xuống 400.000 thùng/ngày trong tháng 7/2019, thấp nhất kể từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet