Theo IEA, chiến dịch giải quyết tình trạng dư thừa dầu trên toàn cầu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu (OPEC), bắt đầu từ năm 2017, đã thành công khi tồn trữ dầu lần đầu tiên kể từ 2014 đã giảm xuống dưới mức trung bình 5 năm. IEA cho rằng thị trường sẽ còn tiếp tục thắt chặt nguồn cung hơn nữa khi sản lượng của Venezuela giảm và Mỹ tái áp lệnh trừng phạt đối với Iran.

Tuy nhiên, giá dầu tăng cao đồng thời cũng đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho các nhà sản xuất dầu, đây là một “tác dụng phụ” của chiến dịch cắt giảm sản lượng của OPEC. Do đó, ngoài việc hạ triển vọng nhu cầu, IEA cho rằng giá tăng cao sẽ kích thích nguồn cung tăng từ các đối thủ của OPEC, nhất là Mỹ. Cụ thể, sản lượng của các nướcs ngoài OPEC được dự báo sẽ tăng 1,87 triệu thùng/ngày trogn năm 2018, tức là nhiều hơn 85.000 thùng/ngày so với dự báo trước đây.
Về dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới năm 2018, IEA đã hạ 40.000 thùng/ngày xuống 1,4 triệu thùng/ngày, tương đương tổng nhu cầu tiêu thụ 99,2 triệu thùng/ngày.
Mặc dù kinh tế thế giới vẫn tăng trưởng khả quan, song giá dầu đã tăng khoảng 75% từ tháng 6/2017, và “sẽ kỳ lạ nếu việc giá tăng không ảnh hưởng tới tăng trưởng nhu cầu”, và “ảnh hưởng từ việc giá tăng sẽ càng thể hiện rõ ràng hơn ở giá xăng trong vài tháng tới”.
Các nước đang phát triển rất nhạy cảm với việc giá ầu thô tăng vì nhiều nước đã xóa bỏ trợ cấp giá nhiên liệu sau khi giá giảm kéo dài suốt mấy năm trước.
Hiện vẫn chưa thể xác định chính xác ảnh hưởng của những biện pháp trừng phạt mà Mỹ áp vào Iran. “Vẫn còn quá sớm để biết điều gì sẽ xảy ra”, vì các thành viên OPEC có thể lấp đầy khoảng trống thiếu hụt mà Iran tạo ra vì thỏa thuận hạn chế nguồn cung của OPEC hiện nay cho phép họ làm điều đó (họ còn năng lực sản xuất dự phòng”.
Các nước sản xuất vùng Vịnh thuộc OPEC và Nga hiện còn công suất sản xuất khoảng 1,3 triệu thùng/ngày chưa sử dụng đến, nhiều hơn mức 1,2 triệu thùng/ngày mà Iran phải giảm xuất khẩu khi Iran bị áp lệnh trừng phạt vào năm 2012.
Mặc dù OPEC và các đồng minh nỗ lực hạn chế nguồn cung ít nhất là tới cuối năm nay, song họ sẽ họp vào ngày 22/6 tới để xem xét lại chính sách này.
IEA ủng hộ quan điểm của Saudi Arabia là cần phải xử lý nếu phát sinh thêm việc giảm cung cầu thô, bởi các thị trường phải đói mặt với nhiều khả năng gián đoạn nguồn cung khác ngoài Iran, trong đó có việc sản lượng của Venezuela giảm xuống mức thấp nhất kể từ những năm 1950 do kinh tế sa sút.
“Sự thiếu hụt nguồn cung sẽ thêm trầm trọng do Iran và Venezuela, có thể là một thách thức lớn đối với các nhà sản xuất trong việc kiềm chế giá tăng quá mạnh và lấp đầy khoảng trống thiếu hụt”, IEA cho biết.